Khi tìm hiểu về Quản trị kinh doanh, chắc hẳn nhiều bạn sẽ rất quan tâm đến chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh như thế nào. Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về đầu ra của ngành quản trị kinh doanh để bạn cùng nắm rõ nhé.
=====================
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Marketing Có Giống Nhau Không?
>>> Nên Học Quản Trị Kinh Doanh Hay Kế Toán? So Sánh 2 Ngành Này
=====================
Chuẩn đầu ra về Kiến thức ngành quản trị kinh doanh
Đầu ra của ngành quản trị kinh doanh về kiến thức ngành gồm:
Kiến thức chung
- Có kiến thức về lý luận, phương pháp lý luận và nghiên cứu, có tư duy logic và đặc biệt có kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực.
- Có khả năng hệ thống kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời logic học để ứng dụng lập luận và giải quyết các vấn đề về kinh tế và quản trị kinh doanh.
- Có khả năng hệ thống hóa khối kiến thức KHTN và ứng dụng giải quyết các vấn đề về kinh doanh và kinh tế.
- Có khả năng hệ thống hóa khối kiến thức về KHXH và nhân văn, biết ứng dụng và giải quyết các vấn đề quản trị, kinh doanh.
- Có kiến thức cơ bản của nhóm ngành và cơ sở ngành
- Nắm vững các kiến thức lý thuyết về khoa học kinh tế và khoa học quản trị.
- Có khả năng hiểu và hệ thống các kiến thức lý thuyết kinh tế
- Có kiến thức về tài chính và kế toán để nghiên cứu đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế và quản lý.
- Có khả năng hiểu và hệ thống hóa kiến thức về các ngành học trong khoa Quản trị kinh doanh.
Kiến thức chuyên môn
Đối với chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh về kiến thức chuyên môn, bạn cần đảm bảo:
- Khả năng hiểu và hệ thống các Lý thuyết về tổ chức và quản lý.
- Có kiến thức chuyên sâu về Quản trị để có thể làm và hoàn thành tốt công việc trong lĩnh vực Quản lý và Kinh doanh
- Có khả năng ứng dụng kiến thức của mình vào phản biện và xây dựng chiến lược kinh doanh
- Có khả năng ứng dụng kiến thức để có thể hoạch định và lên kế hoạch tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Có kiến thức và khả năng tự lập luận tư duy theo hệ thống đồng thời giải quyết các vấn đề quản lý và kinh doanh.
Chuẩn đầu ra về kỹ năng
Đầu ra ngành quản trị kinh doanh về kỹ năng bao gồm:
Kỹ năng nghề nghiệp
- Đảm bảo kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề trong quản trị kinh doanh.
- Có kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, lập chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh và triển khai các kế hoạch đó hiệu quả.
- Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông
- Kỹ năng quản lý sự thay đổi của doanh nghiệp.
- Lập và thẩm định sản phẩm trong các dự án kinh doanh
- Hoạch định và triển khai các hệ thống quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Kỹ năng tin học
- Kỹ năng ngoại ngữ
Chuẩn đầu ra về thái độ/phẩm chất
Chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh về thái độ/ phẩm chất gồm:
- Có ý thức chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức vươn lên để trở thành nhà quản trị giỏi
- Có trách nhiệm đối với công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- Đáp ứng tốt các chuẩn mực đạo đức của quản trị doanh nghiệp.
- Có thái độ nghiêm túc, tác phong làm việc khoa học.
- Có khả năng cập nhật và phát triển, biết vận dụng kiến thức vào công việc.
Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp quản trị kinh doanh sau khi đã đạt đầu ra của ngành quản trị kinh doanh ra làm gì? Bạn có thể đảm nhận vị trí công việc như sau:
Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận của doanh nghiệp
- Đảm nhận công việc tại bộ phận quản trị chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh
- Bộ phận quản trị dự án kinh doanh của doanh nghiệp
- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân sự của công ty
- Các phòng ban khác như Marketing, Logistic kinh doanh, quản trị chất lượng….
Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
- Các loại hình kinh doanh sản xuất và quản trị kinh doanh thương mại
- Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề QTKD trong các tổ chức kinh tế hoặc tổ chức phi lợi nhuận…..
- Làm việc trong các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Dựa trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, cử nhân quản trị kinh doanh có thể:
- Tiếp tục học ở các bậc cao hơn hoặc có thể liên thông sang ngành học khác.
- Tiếp tục hoàn thiện, phát triển, nâng cao kỹ năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, giám sát đánh giá.
- Tiếp tục phát triển và nâng cao kỹ năng thống kê, phân tích, đánh giá số liệu và đưa ra các giải pháp dựa trên số liệu đó.
- Phát triển nâng cao kỹ năng nghề nghiệp đã được phân công công tác.
- Rèn luyện, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, đàm phán và giải quyết xung đột.
- Tìm kiếm việc làm chuyên nghiệp, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân ở nhiều bộ phận và trong nhiều lĩnh vực.
Như vậy trên đây là các thông tin về chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên để đạt được các chuẩn đầu ra đó, điều quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn được một môi trường học tập thật tốt, có chương trình đào tạo chất lượng.
Tại Đà Nẵng, Đại học Đông Á là một trong những ngôi trường lý tưởng đào tạo quản trị kinh doanh bạn nên theo học.
Sở hữu cơ sở vật chất khang trang, chương trình học hiện đại, được xây dựng theo chương trình học của các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới, đội ngũ giảng viên, chuyên gia giảng dạy giàu kinh nghiệm, Đại học Đông Á chắc chắn sẽ là môi trường học tập tốt nhất dành cho bạn.
Hy vọng nội dung bài viết của chúng tôi đã giúp bạn nắm được chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh. Nếu bạn đang có dự định theo học quản trị kinh doanh, hãy đăng ký xét tuyển vào Đại học Đông Á để đảm bảo chuẩn đầu ra tốt nhất nhé.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!