Marketing là một ngành nghề hấp dẫn với rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Bởi lẽ nghề này có môi trường làm việc sáng tạo, năng động và có mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những khó khăn của nghề marketing hiện nay. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết nhé.
Những khó khăn của nghề marketing
Marketing là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trên thị trường thế giới từ lâu nay. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam thì ngành này mới chỉ thực sự phát triển trong vòng mười năm gần đây. Do đó nhận thức của mọi người về ngành PR Marketing chưa thật sự sâu sắc. Đây là một trong những lý do khiến cho những người làm Marketing tại Việt Nam còn gặp quá nhiều khó khăn.
Một trong những khó khăn của nghề marketing ở ngay chính việc học tập tại các trường đại học, trường dạy nghề. Thực tế sự xuất hiện của ngành này tại nước ta khá muộn so với các nước trên Thế giới. Do đó giáo trình giảng dạy cũng chưa thật sự hoàn thiện. Ngoài ra, môi trường đào tạo marketing còn mang nặng lý thuyết, kiến thức khô khan, giáo điều,… Vì vậy làm giảm đi sự năng động, linh hoạt của các bạn sinh viên khi tiếp xúc ngành.
Tiếp đến là việc phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp thành lập. Điều này tạo nên tính cạnh tranh gay gắt. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp thì đội ngũ làm nghề marketing cần phải minh mẫn trong tư duy và mới mẻ trong suy nghĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng chịu được áp lực này. Do đó dẫn đến việc một số nhân viên phải bỏ việc khi mới bước vào nghề.
Trên thực tế thì công ty trong nước còn thiếu tính chuyên nghiệp trong phát triển sản phẩm, thương hiệu, thu nhập thấp. Vì vậy người làm Marketing chưa thể hiện hết khả năng, năng lực tiềm ẩn và sự đam mê thật sự trong công việc.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Những khó khăn mà người làm marketer cần vượt qua
Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những ví dụ điển hình cho thấy những khó khăn mà người làm marketer cần phải vượt qua:
- Một trong những khó khăn của nghề marketing là sự chuyển dịch từ radio sang TV. Ví dụ thực tế là sau 20 năm ngày những mẫu quảng cáo radio đầu tiên được lên sóng năm 1922 thì năm 1941 các mẫu quảng cáo TV đầu tiên được phát đi. Sau đó TV đã tràn ngập vào phòng khác của mọi gia đình. Khi lĩnh vực mới này xuất hiện thì các marketer phải có những chiến lược để chuyển sang sử dụng âm thanh, hình ảnh và chuyển động để thu hút khách hàng.
- Tiếp đến là việc DVR/Video theo yêu cầu. Các đầu DVR và video theo yêu cầu cho phép người dùng điều chỉnh thời gian chương trình và bỏ qua các quảng cáo. Điều này là một rào cản lớn dành cho các nhà quảng cáo. Do đó marketer phải thích ứng bằng cách hợp tác với các nhà giải trí có thương hiệu, các mẫu quảng cáo, các công nghệ TV tương tác và tài trợ cho các video trực tuyến.
- Khó khăn tiếp theo là sự ra đời của internet. Khi internet phát triển thì xuất hiện thêm nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nhà marketer. Bởi lẽ họ phải làm việc tích cực để khách hàng có thể tìm thấy thông tin về các sản phẩm của doanh nghiệp của mình qua các trang truyền thông xã hội.
- Người tiêu dùng có quyền điều khiển các thương hiệu. Họ có thể tự do viết ra những trải nghiệm, suy nghĩ và ý tưởng của mình trên các trang web, blog hay trang truyền thông xã hội. Vì vậy mà quan điểm của thương hiệu sẽ phải chịu tác động bởi người tiêu dùng. Thách thức của các marketer là tìm một vị trí cho doanh nghiệp của mình trong cuộc đối thoại này. Đồng thời giúp cho khách hàng đón nhận một cách thành thực, tạo ra một cơ hội tuyệt vời để làm tăng lòng trung thành với thương hiệu.
- Hiện nay số lượng các kênh truyền thông đã tăng một cách chóng mặt. Người tiêu dùng ngày nay muốn sử dụng kênh truyền thông nào trực tiếp phản hồi lại cho hpj. Vì vậy các Marketer gặp thách thức phải giữ một thông điệp thống nhất trên tất cả các giao thức khác nhau. Đồng thời tích hợp để các giao thức này có thể kết hợp nhịp nhàng với nhau.
- Điện thoại ngày nay trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên con người ngày càng muốn điều khiển được cả thế giới bằng các đầu ngón tay. Do đó các nhà marketer phải giúp cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái khi nhận được quảng cáo trên PDA của mình.
- Vào năm 1980, Marketing đa văn hóa được bùng nổ do nhu cầu tạo ra các quảng cáo phù hợp với từng nền văn hóa khác nhau. Thách thức của các nhà marketer là phải tìm cách đưa thương hiệu của mình tiệm cận với các nền văn hóa mới. Đồng thời cởi bỏ được khái niệm mù quáng vào một “thị trường chung”.
- Hiện nay lòng tin của người dùng vào ngành marketing ngày càng giảm. Điều này là một thách thức to lớn đối với giới marketer. Để giải quyết vấn đề này, các marketer cần phải tìm ra các ý tưởng chương trình vừa mang tính chiến lược và nhạy bén vừa phải thành thật và minh bạch.
Xem thêm: Học marketing ra làm gì?
Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp tất cả những khó khăn của nghề marketing. Có thể thấy đây là ngành nghề yêu cầu sự đam mê rất lớn. Nếu như bạn đang có ý định theo học marketing thì phải là người có tố chất và mong muốn theo đuổi nó nhé.
Khoa Marketing tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành Marketing, ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện và Digital Marketing.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm và sự hợp tác chặt chẽ với hơn 40 doanh nghiệp, Khoa mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho sự nghiệp trong ngành Marketing.