Lập trình viên là gì? Những điều thú vị về lập trình viên

Ngành Kỹ Thuật Máy Tính

Công nghệ thông tin đã và đang có sức ảnh hưởng rất lớn đối với các lĩnh vực trong đời sống. Chính vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực ngành này luôn ở mức cao. Liệu lập trình viên là gì? công việc của lập trình viên làm gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Nghề lập trình viên là gì?

Lập trình viên thường được biết đến với tên gọi là Developer (DEV) – Họ là những kỹ sư phần mềm chuyên sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình máy tính. Người ta thường ví lập trình viên như một “nhạc trưởng”, đứng chỉ huy dàn nhạc (là các đoạn mã lập trình) để tạo ra một bản nhạc hoàn hảo nhất (là các phần mềm máy tính).

Lập trình viên là làm gì?

Khi nghiên cứu  về lập trình viên, ngoài tìm hiểu lập trình viên là gì thì chắc hẳn nhiều bạn đang rất muốn biết nghề lập trình viên làm công việc gì?

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số công việc của lập trình viên có thể sẽ đảm nhận nhé:

  • Xây dựng một ứng dụng mới
  • Nâng cấp, sửa chữa, bảo trì ứng dụng có sẵn
  • Xây dựng các chức năng xử lý
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
Nghề lập trình viên là gì?
Nghề lập trình viên là gì?

Lập trình viên cần những yếu tố gì?

Để hoàn thành tốt vai trò cũng như trở thành lập trình viện giỏi, bạn cần đáp ứng những yếu tố sau:

Có tính cẩn thận, tỉ mỉ: Công việc lập trình viên có tính chất phức tạp, đòi hỏi các lập trình viên phải làm việc một cách cẩn thận, chú trọng từng chi tiết. Bởi chỉ cần một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá trình làm việc cũng sẽ ảnh hưởng chung đến hệ thống khiến sản phẩm thất bại, khiến bạn tốn kém nhiều thời gian để sửa chữa.

Độc lập và làm việc nhóm: Mỗi lập trình viên sẽ được phân chia công việc khác nhau, điều này đòi hỏi các lập trình viên cần có tính độc lập để xử lý vấn đề riêng của mình. Tuy nhiên để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi phải xâu chuỗi các công việc của lập trình khác làm lại với nhau, lúc này rất cần đến kỹ năng làm việc nhóm để đảm bảo hệ thống hoàn thiện.

Khả năng sáng tạo, tư duy logic: Đây là tố chất quan trọng mà mỗi lập trình viên cần phải có. Để đạt được một số sản phẩm tốt, các lập trình viên cần có tư duy logic. Không những vậy, để sản phẩm của mình hơn hẳn so với đối thủ, các lập trình viên cần sáng tạo để tạo ra sản phẩm thông minh.

Tự học hỏi, tự nâng cao kiến thức: Nghề lập trình viên không phải là một nghề dễ, để sống chung với nghề này nó khó khăn hơn chúng ta vẫn tưởng. Bên cạnh đó công nghệ thông tin là lĩnh vực thay đổi từng ngày, nên nếu theo đuổi ngành nghề này, các bạn phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức của bản thân và thực hành thường xuyên để rèn luyện kỹ năng thành thạo hơn.

Như vậy dựa vào những tố chất trên đây bạn có thể tự xem xét bản thân có phù hợp làm lập trình viên hay không? Thông qua đó cân nhắc và đưa ra quyết định có nên làm lập trình viên hay không nhé

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Các cấp bậc của một lập trình viên

Ngoài việc tìm hiểu lập trình viên là gì, lập trình viên làm gì thì các bạn cũng đừng bỏ qua cách sắp xếp cấp bậc của lập trình viên nhé. Dựa vào cấp bậc có thể sẽ giúp bạn phấn đấu ngày càng vươn lên cấp bậc cao hơn.

  • Junior Developer ($500 – $1000): Là những lập trình viên có dưới 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết tổng thể về cơ sở dữ liệu, vòng đời các ứng dụng. Và ở cấp bậc này công việc của bạn là viết các ứng dụng cơ bản.
  • Senior Developer ($1000 – $1500): Là những DEV có từ  4 – 10 năm kinh nghiệm. Ở cấp bậc này, bạn sẽ có nhiều kiến thức sâu hơn để lập trình các ứng dụng phức tạp hơn
  • Leader Developer ($1500 – $2000): Là những người có 7 – 10 năm kinh nghiệm. Ở cấp bậc này, ngoài kỹ năng của một senior developer thì bạn có thể lãnh đạo một đội nhóm hoặc là một kỹ sư độc lập.
  • Mid-level Manager – Quản lý cấp trung ($1500 – $2500): Họ là người đảm nhận công việc quản lý các lập trình viên, làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao. Theo đó họ có thể thuê, tuyển hoặc sa thải nhân viên của mình. Chức danh đối với vị trí này thường là Product Manager, Project Manager (PM)
  • Senior Leader – Quản lý cấp cao (trên $2000): Là người lãnh đạo các quản lý cấp dưới của mình và báo cáo lên Ban Giám đốc công ty. Họ có thể đảm nhận các chức danh VP, CTP hoặc CEO.

Lập trình viên thì làm việc ở đâu?

Với nghề lập trình viên bạn có thể lựa chọn làm việc trong các bộ phận IT của các công ty, doanh nghiệp hay làm việc trong các công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài ra lập trình viên cũng là ngành nghề bạn có thể làm việc một cách độc lập bằng cách nhận dự án và tự triển khai được gọi là Freelancer IT. Tuy nhiên nếu là một sinh viên mới ra trường, hãy xin vào các công ty thực tập, làm việc để học hỏi kinh nghiệm trước đã nhé.

Ngoài ra, một trong những vấn đề không kém phần quan trọng khi nghiên cứu về nghề lập trình viên chính là làm sao để lựa chọn được một ngôi trường chất lượng theo học. Thực tế hiện nay ngành công nghệ thông tin các trường đại học đào tạo rất nhiều. Tuy nhiên để chọn được một ngôi trường đào tạo chuyên sâu về Công nghệ thông tin không hề dễ dàng chút nào.

Hiện nay, Đại học Đông Á Đà Nẵng là một trong những ngôi trường uy tín, có quy mô lớn nhất tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đào tạo ngành Công nghệ thông tin.

Với cơ sở vật chất khang trang, chương trình học thiết kế hiện đại, giảng viên dày dặn kinh nghiệm, mạng lưới doanh nghiệp đối tác đa dạng, Trường ĐH Đông Á đã tạo ra môi trường thực tập và làm việc tốt cho sinh viên. Chính vì vậy ĐH Đông Á tự tin là ngôi trường lý tưởng nhất để bạn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin.

Mong rằng nội dung bài viết trên đã giúp bạn hiểu được lập trình viên là gì, lập trình viên làm gì. Nếu đam mê công nghệ thông tin, muốn theo đuổi ngành “hot” không bao giờ lỗi thời, hãy nghiên cứu, tham khảo về ngành công nghệ thông tin tại Đại học Đông Á và đăng ký xét tuyển ngay trong kỳ tuyển sinh 2021 này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *