Luật kinh tế gồm những ngành nào – Giải đáp chi tiết nhất

Luật kinh tế gồm những ngành nào

Luật kinh tế đang là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Những thông tin về ngành học này cũng được quan tâm tìm hiểu rất nhiều. Trong đó thắc mắc “ luật kinh tế gồm những ngành nào ” là từ khóa tìm kiếm rất nhiều trong các kỳ tuyển sinh. Bài viết hôm nay của đại học Đông Á sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết.

Thông tin cơ bản về ngành luật kinh tế

Khái niệm về luật kinh tế ( trong tiếng Anh được gọi là là Economic Law) – Đây là một bộ phận của pháp luật về kinh tế. Nó bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và các chủ thể kinh doanh trong quá trình sản xuất kinh doanh với nhau. Vai trò và nhiệm vụ của luật kinh tế là duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Từ đó đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, hoạt động giao thương ở trong và ngoài nước.

Thông tin cơ bản về ngành luật kinh tế
Thông tin cơ bản về ngành luật kinh tế

Hiện nay, Đại học Đông Á là một trong những trường chất lượng, đào tạo chuyên ngành luật kinh tế. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, pháp luật trong kinh doanh, thực tiễn pháp lý. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trau dồi khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Ngành luật kinh tế gồm những ngành nào?

Theo học luật kinh tế, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với những nhóm kiến thức chuyên ngành như thế nào? Cùng tìm hiểu xem các chuyên ngành luật kinh tế tuyển sinh gồm những ngành nào nhé!

Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

Sinh viên chuyên ngành luật thương mại quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực giao thương quốc tế. Song song với đó là những kiến thức về chức năng đối ngoại của Nhà nước trong quan hệ quốc tế. Sinh viên được rèn luyện nhuần nhuyễn và thành thạo các kỹ năng vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán các hợp đồng ngoại thương, kỹ năng giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài một cách hiệu quả,… Ngoài ra, sinh viên học chuyên ngành này sẽ được trang bị các kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng tại các tòa án, trọng tài thương mại quốc tế,… 

Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế
Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

Chuyên ngành Luật kinh doanh

Khi theo học chuyên ngành luật kinh doanh thì sinh viên sẽ được học những kiến thức chung về hệ thống pháp luật, thị trường kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế, phương pháp luận để nghiên cứu và học tập kiến thức chuyên ngành một cách hiệu quả nhất. Sinh viên theo học Luật kinh doanh có thể tự tin vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn, giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp lý. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể  nhận định xu hướng thay đổi, phát triển của pháp luật trong quá trình đầu tư, phát triển kinh doanh một cách linh hoạt và phù hợp.

Chuyên ngành Luật kinh doanh
Chuyên ngành Luật kinh doanh

Luật kinh tế chuyên ngành Tài chính ngân hàng

Chuyên ngành tài chính ngân hàng cũng là một trong những bộ phận quan trọng của luật kinh tế. Với chuyên ngành này, sinh viên được tiếp cận và nắm bắt những kiến thức về pháp luật nói chung và Luật tài chính, ngân hàng, chứng khoán nói riêng.

Luật kinh tế chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Luật kinh tế chuyên ngành Tài chính ngân hàng

CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM HIỂU

Nên học chuyên ngành luật kinh tế ở trường nào?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn lựa trường học nào để theo đuổi ngành luật kinh tế thì có thể tìm hiểu chương trình học tại Đại học Đông Á. Với chương trình học theo hướng ứng dụng. Sinh viên luật kinh tế tại Đông Á sẽ được: 

  • Đảm bảo năng lực đầu ra về thái độ, chính trị xã hội, kỹ năng thế kỷ 21 và kỹ năng đặc thù nghề nghiệp; đạt năng lực về tin học, ngoại ngữ, khả năng hội nhập.
  • Đạt năng lực chuyên môn nghề nghiệp chuyên sâu về luật thương mại, hợp đồng kinh tế, pháp chế doanh nghiệp (luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ…), giải quyết tranh chấp một cách chuyên nghiệp
  • Sinh viên được đào tạo trở thành luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên, chấp hành viên, trọng tài thương mại, hòa giải viên, chuyên viên pháp chế, tư vấn viên pháp lý; Giảng viên trong các trường đại học.
  • Sinh viên được tạo điều kiện để thực tập và làm việc tại hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp; các cơ quan nhà nước; công ty luật, trung tâm trọng tài thương mại; các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…
  • Với những kiến thức và kỹ năng vững chắc, sinh viên có khả năng khởi nghiệp và học lên cao để phát triển nghề nghiệp của mình.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc: luật kinh tế gồm những ngành nào. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích để yên tâm theo đuổi ngành luật kinh tế. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *