Mô hình C2C ở Việt Nam đang dần có sự phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm của mô hình này là gì? Lợi ích khi kinh doanh theo C2C? Bài viết dưới đây của Đại học Đông Á sẽ mang đến cho bạn những thông tin giải đáp cụ thể.
Tìm hiểu mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C là một trong những mô hình phổ biến trong hoạt động mua bán hiện nay. Đặc điểm và cách hoạt động của mô hình này như thế nào?
Đặc điểm của mô hình C2C
Mô hình kinh doanh C2C là việc giao thương giữa các cá nhân với nhau mà không có sự tham gia mua bán của các doanh nghiệp. Do đó, mô hình này có những đặc điểm sau đây:
- Sự cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: C2C cho phép các khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Các sản phẩm họ bán ra có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường tuy nhiên vẫn được khá nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng.
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Với mô hình kinh doanh C2C thì các cá nhân không chịu sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ, bán buôn. Do đó, họ sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
- Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Do không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất, bán lẻ nên các sản phẩm giao dịch trong mô hình này không có sự kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng, khâu thanh toán.
Hoạt động trong mô hình C2C
Mô hình kinh doanh C2C có những hoạt động chủ yếu như:
Đấu giá
Đấu giá là hoạt động phổ biến của mô hình C2C, trong đó trang đấu giá nổi tiếng thế giới là eBay. Theo đó, các cá nhân có thể đăng bán các sản phẩm cá nhân của mình và đưa ra mức giá phù hợp. Những người có nhu cầu mua hàng sẽ tiến hành đấu giá. Người nào đưa ra mức giá cao nhất có thể sở hữu sản phẩm đó.
Giao dịch trao đổi
Đây là hoạt động của người dùng hoặc thông tin. Trong đó người dùng sẽ trao đổi với nhau qua các hình thức vật phẩm để đổi lấy vật phẩm khác ngang giá. Nếu họ cảm thấy sản phẩm đó phù hợp thì có thể tiến hành trao đổi với nhau.
Dịch vụ hỗ trợ
Mô hình kinh doanh C2C là những giao dịch giữa các cá nhân xa lạ với nhau. Do đó. Những dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để hỗ trợ về thanh toán, chất lượng hoặc tăng độ tin cậy. Có thể kể đến Paypal là hình thức nhằm hỗ trợ về mặt thanh toán.
Bán tài sản ảo
Tài sản ảo được hiểu là những vật phẩm trong các trò chơi trực tuyến mà người chơi sở hữu được. Khi có nhu cầu thì họ sẽ đem bán hoặc trao đổi những vật phẩm này với những người chơi khác.
Ví dụ về mô hình C2C trong thương mại điện tử là gì
Có thể thấy, C2C hiện đang là mô hình nổi bật của TMĐT. Một số ví dụ điển hình của mô hình này trong TMĐT là: Lazada, Sendo, Vatgia, Shopee, Chotot,….Theo đó, người dùng có thể đăng sản phẩm rao vặt, hoặc tự tạo được gian hàng của riêng mình. Tuy vậy, họ sẽ không cung cấp các dịch vụ như giao nhận, thanh toán đảm bảo. Những yếu tố này các nền tảng TMĐT đều thông qua 1 bên cung cấp dịch vụ đó như: Giaohangtietkiem, GHN, Viettelpost dể vận chuyển và thanh toán qua: Momo, Airpay…
Các sản phẩm đều được phân loại theo từng chuyên mục ngành khác nhau như: thực phẩm, thời trang, đồ điện tử, gia dụng…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Điểm khác biệt giữa C2C và B2C
Mô hình B2C được hiểu là Business to Consumer – hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân. Sự khác biệt của mô hình này với mô hình kinh doanh C2C gồm những điểm như sau:
- Hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Doanh nghiệp là người bán, cá nhân là người tiêu dùng.
- Có sự đa dạng về hàng hóa nhiều hơn so với mô hình kinh doanh C2C.
- B2C sử dụng các catalog điện tử
- Đa dạng cách thức mua hàng
- Phương thức thanh toán thuận tiện với nhiều hình thức khác nhau.
Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình kinh doanh C2C
- Sử dụng mô hình này, các bạn có thể đăng tin rao bán dễ dàng mà không vướng phải các quy định về số lượng
- Khả năng kết nối giữa người mua và người bán tăng.
- Người dùng có thể giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới, tối đa lợi nhuận.
Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C
C2C dẫu được sử dụng đông đảo do có những ưu điểm tuyệt vời thì nó vẫn tồn tại những hạn chế. Cùng tìm hiểu chi tiết ưu – nhược điểm là gì nhé.
Ưu điểm
- Tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm. Những sản phẩm được bày bán có thể đối với người bán không còn giá trị sử dụng hoặc không cần thiết để sử dụng. Tuy nhiên, với người mua thì nó lại có giá trị sử dụng cao với mức giá hợp lý.
- Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua: người mua và người bán có thể thoải mái định giá với nhau.
Nhược điểm
- Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Do không có sự tham gia của bên thứ 3 nên mô hình này vẫn khiến nhiều người lo lắng vì không có sự kiểm soát chất lượng sản phẩm. Rủi ro mua phải hàng giả có thể cao hơn mô hình khác.
- Về mặt nhận hàng và thanh toán chưa được đảm bảo hoàn toàn: Nếu như người mua lo lắng về chất lượng sản phẩm thì người bán theo mô hình này lại lo lắng khả năng người mua nhận hàng và thanh toán không được đảm bảo
Hy vọng những thông tin về mô hình C2C được Đại học Đông Á chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình này. Nếu bạn đang băn khoăn có nên theo đuổi C2C trong kinh doanh không thì đây là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đấy nhé.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!