• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Giới thiệu chi tiết về mô hình B2C, các mô hình B2C phổ biến

Giới thiệu chi tiết về mô hình B2C - Các mô hình B2C phổ biến

B2C là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu trên Thế Giới. Nó được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại điện tử. Mô hình B2C là một trong những mô hình phổ biến nhất hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết về mô hình này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Mô hình kinh doanh B2C là gì?

Mô hình b2c là gì hay thương mại điện tử b2c là gì? Đây là mô hình về giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nó thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

Mô hình này được phát triển phổ biến từ cuối những năm thập niên 90. Lúc đó nó được dùng để chỉ quá trình bán lẻ trực tuyến các sản phẩm. 

Mô hình kinh doanh B2C là gì?
Mô hình kinh doanh B2C là gì?

Đặc điểm của mô hình thương mại B2C

Đặc điểm của mô hình b2c là khách hàng của nó là người dùng cá nhân. Do đó nó sẽ không tốn quá nhiều thời gian trong việc đàm phán giữa 2 bên. Người tiêu dùng chỉ cần đọc và đưa ra quyết định có mua hàng hay không. 

Vì tính đơn giản và không quá yêu cầu cao về kỹ thuật, do đó doanh nghiệp nào cũng có thể chọn B2C làm mô hình kinh doanh chính của mình. 

Sự khác biệt giữa B2C và B2B

Sự khác biệt giữa mô hình thương mại điện tử b2c và b2b ở chỗ B2C đề cập đến quá trình bán hàng trực tiếp cho khách hàng cá nhân. Còn B2B là mô hình kinh doanh trực tuyến tạo điều kiện giữa giao dịch bán hàng ở 2 doanh nghiệp. 

Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay

Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay
Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay

Có 5 mô hình b2c trong thương mại điện tử phổ biến hiện nay mà các hầu hết doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Cụ thể như sau: 

Mô hình thương mại bán hàng trực tiếp

Mô hình thương mại B2C bán hàng trực tiếp là một mô hình khá phổ biến. Trong đó các doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một gian hàng ảo ở các nền tảng như Fanpage, Website, Blog,… Từ đó đưa lên những sản phẩm, dịch vụ để bán hàng trực tiếp cho những người có nhu cầu mua. 

Mô hình thương mại trung gian trực tuyến

Đối với mô hình thương mại B2C trung gian trực tuyến thì doanh nghiệp sẽ không trực tiếp sở hữu, dịch vụ. Mặt khác nó đóng vai trò kết nối giữa người mua và người bán. 

Để kinh doanh hiệu quả thì cần có phần mềm hỗ trợ bán hàng online. Phần mềm này sẽ giúp người bán dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động như: xử lý đơn hàng, kho hàng, tiếp thị, lưu trữ thông tin khách hàng, cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết, theo dõi vận chuyển, … Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được nguồn nhân lực, đồng thời gia tăng được doanh số. 

Ngành thương mại điện tử ra làm gì? Liệu có dễ xin việc không? Cùng theo dõi bài viết  để được giải đáp nhé!

Mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo

Ở mô hình này thì doanh nghiệp sẽ tạo ra những thông tin và nội dung thu hút lượt truy cập và trang web. Sau đó nhận quảng cáo cho bên thứ 3 để bán sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ nhận được tiền từ việc cho thuê web quảng cáo. 

Mô hình dựa vào cộng đồng

Mô hình xây dựng cộng đồng trực tuyến sẽ giúp nhà tiếp thị và quảng cáo biết được nhu cầu của người dùng. Qua đó đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ phù hợp. 

Mô hình kinh doanh dựa vào phí

Khi áp dụng mô hình này thì doanh nghiệp sẽ hoạt động dựa vào việc tính phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn như các ứng dụng xem phim online như: FPTPlay, Zing TV, Netflix,… Đối với những ứng dụng này có thể sẽ cung cấp nội dung miễn phí trong thời hạn nhất định. Sau đó sẽ tính phí cho hầu hết nội dung. 

Mô hình kinh doanh dựa vào phí
Mô hình kinh doanh dựa vào phí

Mô hình kinh doanh B2C của Shopee Việt Nam 

Mô hình b2c ở việt nam mô hình lớn chắc hẳn ai cũng biết chính là Shoppe. Đây là sàn giao dịch thương mại điện tử được thành lập từ năm 2009 và ra mắt chính thức tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2016.

Trước đây shopee sử dụng mô hình kinh doanh là C2C, sau này mở rộng thêm mô hình giao dịch B2C nữa. 

Vào năm 2017 thì shopee ra mắt Shopee Mall, cam kết rằng đây là gian hàng trực tuyến với những sản phẩm chính hãng từ thương hiệu hàng đầu. Ngày nay shoppe đã thu hút đông đảo người bán và người mua tham gia nhờ nhiều chính sách hấp dẫn. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mô hình kinh doanh B2C Lazada Việt Nam

Lazada là sàn giao dịch được thành lập vào tháng 03 năm 2012. Đây là sàn cung cấp nền tảng trung gian mua bán online, ứng dụng đồng thời các mô hình thương mại điện tử là C2C và B2C. 

Cũng giống với shopee, sau khi ra mắt LazMall thì Lazada đã khẳng định rằng đây là gian hàng bán các sản phẩm thương hiệu được xét duyệt gắt gao. Lazada cho phép người dùng mở gian hàng miễn phí và bán hàng miễn phí. Sau đó nó sẽ thu chiết khấu từng đơn hàng mà bạn bán ra. 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về mô hình B2C. Đây là một mô hình thích hợp nếu bạn muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ngành quản trị thương mại điện tử. Mặt khác nó còn đem đến nhiều lợi ích đáng kể dành cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời dễ thu hút người mua chú ý đến sản phẩm của mình hơn. Chúc các bạn thành công. 

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University