[Tìm hiểu] Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của công ty. Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Quy trình làm việc ra sao để có được hiệu quả tốt nhất? Cùng Đại học Đông Á tham khảo cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Bộ phận marketing là gì?

Trước khi tìm hiểu về marketing gồm những bộ phận nào thì chúng ta cần phải nắm được khái niệm bộ phận marketing là gì. Bộ phận marketing là bộ phận có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động từ hình thành ý tưởng cho đến việc triển khai sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường để đến được tay người tiêu dùng…

Có thể thấy, bộ phận marketing là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ và nhu cầu khách hàng.

Tìm hiểu những bộ phận trong phòng Marketing
Tìm hiểu những bộ phận trong phòng Marketing

Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Bộ phận marketing gồm những gì, những vị trí và vai trò trong bộ phận này ra sao? Cùng giải đáp qua những thông tin dưới đây nhé!

Trưởng phòng marketing hay leader

Trưởng phòng marketing hay leader hoặc chức danh cao cấp hơn thì sẽ là CMO – Giám đốc marketing. Có thể đánh giá đây là vị trí quan trọng có vai trò quyết định hướng đi của các chiến dịch marketing.  Leader chịu trách nhiệm cho sự thành công hoặc thất bại của các chiến dịch. Công việc của người đứng đầu phòng marketing là lập ra kế hoạch, chiến lược, quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách sao cho hợp lý. Trưởng phòng Marketing đặt ra chỉ tiêu KPI cho nhân sự và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào – Bộ phận Content

Đây là nhóm đảm nhận vai trò sáng tạo nội dung cho chiến dịch Marketing. Nhóm này gồm có các vị trí :

  • Copywriter: Copywriter là người có nhiệm vụ về phần text, concept, script trên các nền tảng, kênh truyền thông của công ty. Công việc của họ là sáng tạo ra nội dung hoặc có thể sử dụng lại các ý tưởng đã có rồi viết lại, sáng tạo ra những tagline, thủ pháp viết bài, lên concept cho cho chiến dịch..
  • Designer: Designer chịu trách nhiệm đảm bảo mặt thẩm mỹ, thiết kế đảm bảo tính chuyên nghiệp. Thiết kế cần giữ đúng hình ảnh nhận diện của thương hiệu và đảm bảo truyền tải được thông điệp do copywriter truyền tải.
  • Video editor: Video editor đảm nhận vai trò giúp cho nội dung và hình thức các video trở nên chuyên nghiệp, đẹp mắt và có tính viral cao.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? – Nhóm quản lý kỹ thuật (technique)

Nhóm này thường gồm các vị trí như sau:

  • SEO
  • Quảng cáo
  • CRM
  • Email marketing
  • Kỹ thuật web, coder… 

Để trang web của bạn có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm thì không thể thiếu SEO. Hiện nay,nhiều  doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài đối với các vị trí nhân sự trong nhóm này.

Nhóm Booking

Nhóm Booking là những người đảm nhiệm công việc liên hệ với các đối tác truyền thông, đặt các bài PR trên các mặt báo hoặc trên các hot fanpage, liên hệ để book KOLs, làm việc với bên tổ chức sự kiện… 

Bên cạnh đó còn có vị trí là customer service. Họ là những người chịu trách nhiệm quản lý fanpage, trả lời comment hay inbox của khách hàng, gọi điện tư vấn cho khách hàng….

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Quy trình làm việc của phòng marketing

Quy trình làm việc của ngành Marketing như thế nào?
Quy trình làm việc của ngành Marketing như thế nào?

Quy trình quy trình làm việc cụ thể và phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận Marketing đóng vai trò quan trọng giúp chiến lược Marketing thành công .Theo dõi quy trình làm việc điển hình của phòng marketing:

  • Đầu tiên là xác định mục tiêu chiến dịch marketing. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp xác định phương pháp marketing cho phù hợp. Thường thì mục tiêu marketing được xác định theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thứ hai là phân tích thị trường. Phân tích thị trường có vai trò nhận biết được nhu cầu của khách hàng, nắm rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp và những yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Thứ ba là chọn phân khúc thị trường. Dựa vào những kết quả đã phân tích, phòng Marketing đưa ra lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp bao gồm : đối tượng khách hàng, độ tuổi, giới tính, sở thích… Từ đó có thể xác định thị trường ngách để tập trung quảng bá.
  • Thứ tư là tiến hành hoạch định chiến lược marketing. Việc làm này giúp các bộ phận  biết cần làm gì và không nên làm gì để có được thành công với chiến dịch.
  • Thứ năm là xây dựng kế hoạch phân phối sản phẩm. Để mang sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng sớm nhất thì phòng marketing cần có kế hoạch phân phối hiệu quả.
  • Thứ sáu là xây dựng chiến lược giá. Xây dựng một chiến lược giá có nhiệm vụ đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Thứ bảy là xây dựng chiến lược truyền thông. Truyền thông hiệu quả sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm và tin tưởng vào thương hiệu của công ty.
  • Thứ tám là đo lường, đánh giá kết quả chiến dịch marketing. Đo lường, đánh giá để rút kinh nghiệm sẽ giúp phòng Marketing có những kế hoạch tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.

Báo cáo kết quả hoạt động marketing

Trưởng phòng marketing có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Giám đốc công ty theo định kỳ theo tháng, quý hoặc năm. Báo cáo này đưa ra các đánh giá, điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa hoạt động marketing. Bên cạnh đó, báo cáo còn trình bày kế hoạch và dự tính ngân sách cần thiết cho hoạt động marketing trong thời gian tới. 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức bổ ích giải đáp thắc mắc phòng marketing gồm những bộ phận nào, quy trình hoạt động của phòng Marketing ra sao. Sau khi tham khảo bài viết, bạn thấy mình phù hợp với bộ phận nào của phòng Marketing? Nếu đam mê hãy đăng ký tuyển sinh đại học marketing đại học Đông Á nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *