Dưới đây là tổng hợp có chắt lọc về những dòng tâm sự nghề marketing – Cơ hội và thách thức của nghề trong thời đại công nghệ 4.0 của những người tâm huyết theo nghề marketing.
Những cơ hội của ngành Marketing trong thời đại mới
Những cơ hội của ngành Marketing thông qua các tâm sự của người theo nghề marketing và được nghiên cứu và tổng hợp lại như sau:
- Cơ hội thứ nhất, trong thời đại mới hiệu quả truyền tải thông tin đến khách hàng, người tiêu dùng cao hơn hẳn thời kỳ trước đó với mức chi phí bỏ ra lại còn thấp hơn. Thông tin truyền tải đến khách hàng cũng đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và trò chơi… Riêng đối với các công ty, việc có một trang web giới thiệu sản phẩm có ích gấp nhiều lần với việc quảng cáo trên các tờ báo.
- Cơ hội thứ hai chính là truyền tải nội dung, thông điệp với một dữ liệu khổng lồ (big data) đến tay người dùng. Và người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Việc áp dụng công nghệ trong ngành Marketing sẽ giúp các công ty giảm số lượng nhân viên bán hàng xuống mức thấp nhất. Đồng thời tiếp cận được với thị trường rộng lớn, phát triển được ra toàn cầu từ đó tăng doanh thu công ty một cách tuyệt vời.
- Cơ hội thứ ba, cũng được người theo nghề marketing tâm sự lại là mọi sản phẩm đều có thể minh họa chi tiết, nhờ đó mà khách hàng không cần phải trực tiếp đến cửa hàng để xem sản phẩm. Khách hàng thậm chí sẽ nhận được tư vấn ngay sau khi vào xem các sản phẩm, dịch vụ tại website. Đây chính là lợi thế rất lớn thay cho việc bán hàng truyền thống là tư vấn trực tiếp tại cửa hàng.
Một số thách thức của ngành Marketing
Chúng tôi cũng đã tổng hợp lại những tâm sự về nghề marketing từ đó đưa ra được 3 thách thức lớn của ngành Marketing.
- Thách thức thứ nhất là: Thu thập insight khách hàng.
- Thách thức thứ hai là: Thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng.
- Thách thức cuối cùng là Truyền thông sao cho hiệu quả.
Tại thời đại mới việc các marketer sử dụng email marketing để thu thập insight của khách hàng rất khó khăn, thậm chí còn được coi là thảm họa. Vì vậy việc thu thập insight khách hàng rất khó khăn, với các marketer thành công sẽ thấu hiểu hành vi của khách hàng để từ đó đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho từng đối tượng.
Thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng vô cùng cần thiết vì khách hàng hiếm khi tự mình tìm tới các sản phẩm, dịch vụ. Các marketer thành công không chỉ hiểu khách hàng mà còn chủ động thúc đẩy trải nghiệm theo sở thích của khách hàng. Chính vì vậy, việc phân tích dự đoán là vô cùng quan trọng, vì vậy cần phải có một số công cụ mạnh mẽ để có thể thúc đẩy Trải nghiệm khách hàng (CX).
Truyền thông sao cho hiệu quả là một thách thức. Các marketer phải đảm bảo được rằng những thông điệp mà công ty, doanh nghiệp được truyền tải đi sẽ tạo được dấu ấn, nhờ đó khách hàng sẽ hành động theo những gì mà khách hàng mong đợi.
Chuyển đổi từ 4P sang 4C
Chuyển đổi từ 4P sang 4C chính là đặt cốt lõi ở khách hàng. Cụ thể 4P chính là: chiến lược tiếp thị hỗn hợp, 4C chữ C ở đây là Customer – khách hàng. 4C là thể hiện quan điểm xuyên suốt lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị là “hướng về khách hàng”.
Sự chuyển đổi 4P sang 4C như sau:
- PRODUCT: sản phẩm sang CUSTOMER SOLUTIONS đến giải pháp cho khách hàng.
- PRICE: giá đến CUSTOMER COST là chi phí của khách hàng.
- PLACE: điểm phân phối chuyển sang CONVENIENT: sự tiện lợi (SỰ TIỆN LỢI)
- PROMOTION: xúc tiến đến COMMUNICATION: giao tiếp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Các xu hướng marketing trong thời đại công nghệ 4.0
Qua một số tâm sự nghề marketing đã chỉ ra 11 xu hướng marketing trong thời đại 4.0 như sau:
- Tích hợp thực tế tăng cường (AR) vào mạng xã hội: nhằm áp dụng hệ thống định vị để chạy nội dung sản phẩm đúng thời điểm và đúng vị trí.
- Sử dụng các video trực tuyến chuyên nghiệp bởi vì hơn 80% người dùng cho biết họ thích xem video trực tuyến hơn là ngồi đọc một bài đăng blog. Facebook cũng đã đưa ra báo cáo thống kê rằng video trực tiếp sẽ thu hút được gấp 3 về số người xem.
- Sau video trực tuyến chính là tiếp thị qua mobile video. Theo thống kê thì mức độ xem video qua điện thoại tăng 28% và mức độ xem video trên máy tính bàn, và laptop. Video dần trở thành con át chủ bài trong đẩy mạnh thứ hạng tìm kiếm, đồng thời tăng tương tác truy cập trên video.
- Dùng phương pháp tiếp thị giọng nói
- Xu hướng quảng cáo theo ngữ cảnh
- Sử dụng Chatbots
- Xu hướng dùng chiến lược social media
- Phải thấu hiểu quá trình, tham khảo, lựa chọn dẫn đến quyết định mua sắm của khách hàng
- Đối với các sản phẩm dịch vụ của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn việc sử dụng gương mặt thương hiệu cũng là một xu thế trong việc marketing.
- Dùng phương pháp quảng cáo tự nhiên
- Tạo nội dung chuyên nghiệp chuẩn SEO trên website, viết bài quảng cáo, viết nội dung cho FanPage Facebook,…
Trên đây là những dòng tâm sự nghề marketing được chúng tôi chắt lọc trong bài viết, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cơ hội và thách thức của nghề này. Nếu bạn muốn tìm hiểu ngành marketing là làm gì hãy đón đọc bài viết tiếp theo của đại học Đông Á nhé!
Khoa Marketing tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành Marketing, ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện và Digital Marketing.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm và sự hợp tác chặt chẽ với hơn 40 doanh nghiệp, Khoa mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho sự nghiệp trong ngành Marketing.