Logistics là một ngành mới nổi, tuy nhiên dịch vụ logistics của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công hơn so với các nước trong khu vực. Các công ty Logistics được thành lập và phát triển mạnh trong 4 – 5 năm trở lại đây, kéo theo nhu cầu việc làm Logistics tăng cao.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng thể về Logistics và những yêu cầu của ngành logistics.
Khái niệm Logistics
Logistics là một ngành cung cấp hệ thống các dịch vụ từ vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi hàng hóa, đóng gói hàng hóa, dán nhãn hàng hóa, làm thủ tục thông quan, giao hàng hóa đến tay người dùng cuối cùng. Các công ty logistics có thể sẽ cung cấp một hoặc một vài dịch vụ hay những ông lớn như DHL, Nippon Express, DSV… thường sẽ cung cấp trọn gói dịch vụ đưa hàng hóa từ tay nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Ngành Logistics cần tố chất gì?
Nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực Logistic và mong muốn gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, thì có một số điều bạn cần biết những kiến thức, tố chất cũng như yêu cầu của ngành Logistics.
Nắm chắc các kiến thức cơ bản về ngành Logistics
- Kiến thức về Incoterms: Incoterms chính là một yêu cầu tối thiểu trong logistics. Đây là điều kiện cơ sở giao hàng trong xuất nhập khẩu, quy định rõ ràng trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua. Ngành logistics cần hiểu rõ incoterms để cung cấp dịch vụ thích hợp đối với từng điều kiện khác nhau.
- Các thuật ngữ chuyên ngành: Bất kỳ ngành nào cũng có những thuật ngữ đặc thù. Trong Logistics có những thuật ngữ như hàng lẻ, hàng nguyên container,… và một số thuật ngữ tiếng Anh như: master bill, house bill, pre-alert,…có rất nhiều từ và các bạn phải bỏ thời gian tìm hiểu dần.
- Kiến thức về khai hải quan: Các bạn cũng nên tìm hiểu về cách khai hải quan điện tử trên phần mềm Ecus, các luồng tờ khai báo hải quan bao gồm luồng xanh,luồng vàng và luồng đỏ.
- Kiến thức về quy trình để xuất và nhập một lô hàng: nắm bắt được các hoạt động cơ bản, những công việc cụ thể về đường đi của lô hàng từ công đoạn xuất kho đến nhập kho.
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng và linh hoạt là yêu cầu của ngành Logistics vô cùng quan trọng mà các chuyên gia chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt.
Chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, và thay đổi từng ngày so với thế kỷ trước. Có thể nói rằng các nhà quản lý Logistics thành công nhất ngày nay chính là những người có khả năng thích ứng tốt nhất khi tổ chức và quy trình của họ liên tục phát triển .
Khả năng chịu áp lực cao
Môi trường làm việc của chuỗi cung ứng có nhịp độ rất nhanh và đi kèm với một áp lực đáng kể, mỗi bước có sự liên quan phụ thuộc vào việc hoàn thành của các công việc trước đó. Một dây chuyền sản xuất không đủ nguyên liệu hoặc sai vật liệu có thể ngừng hoạt động dẫn đến mất nhiều tiền trong khoảng thời gian ngắn.
Các chuyên gia Logistics thành có thể đưa ra các quyết định theo từng giây khi cần thiết và luôn lường trước các rủi ro trong quá trình mà họ giám sát.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Có ngoại ngữ là một lợi thế
Tiếng Anh đúng là cần thiết đối với logistics, với từng vị trí mà sẽ có yêu cầu khả năng tiếng Anh khác nhau.
- Đối với nhân viên Sale Logistics và mua hàng: Yêu cầu trình độ tiếng anh phải giao tiếp thành thạo từ nói đến đọc, viết email giao dịch với các đối tác nước ngoài.
- Nhân viên chứng từ: yêu cầu khả năng Tiếng Anh ở mức cơ bản hơn như khả năng đọc hiểu và viết email với khách hàng.
- Nhân viên hiện trường, nhân viên khai báo hải quan sẽ yêu cầu trình độ Tiếng Anh cơ bản hơn chỉ là các thuật ngữ trên tờ khai hay trên phần mềm khai báo hải quan.
Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả
Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một trong những yêu cầu của ngành Logistics. Nếu không có khả năng giải quyết vấn đề tốt, bạn sẽ không thể nào thành công được trong lĩnh vực này.
Chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh để phân tích giải quyết vấn đề, thông tin vận hành, kiến thức phát triển kinh doanh, tâm lý học, v.v., để thực hiện nhiệm vụ.
Kỹ năng quản lý thời gian sắp xếp công việc
Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn bước chân vào ngành Logistics. Các giấy tờ hay email gửi cho các bên liên quan đều quy định thời hạn cụ thể vì vậy bạn phải biết quản lý thời gian, sắp xếp khối lượng công việc của mình một cách hợp lý.
Liên tục cải thiện hiệu quả công việc
Bạn sẽ có khả năng sử dụng thông tin được thu thập từ những hệ thống khác nhau của mình để theo dõi, phân tích và điều chỉnh các quy trình sao cho phù hợp. Đúng với tên gọi, cải tiến quy trình liên tục chính là một chu trình không bao giờ kết thúc.
Thành thạo việc quản lý dự án
Nhân viên cần phải có khả năng lên kế hoạch công việc, nhiệm vụ trong ngày một cách hiệu quả nhất có thể. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan nhiều chi tiết quan trọng cần phải được xem xét cẩn thận và lên kế hoạch sao cho phù hợp.
Sự tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ
Sự tập trung và cẩn thận là điều cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần có khi làm trong ngành này, bởi những sai sót nhỏ cũng có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, những lỗi sai nhỏ chỉ vài trăm đô cũng có thể dẫn đến lỗi sai lớn đến cả chục nghìn đô.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những yêu cầu của ngành logistics và những điều cần biết về logistics. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành này.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!