Ngành logistics là gì? Tổng quan về ngành logistics Việt Nam

Tìm hiểu tổng quan về ngành Logistics Việt Nam qua các chỉ số

Ngành logistics là gì? Đây chắc hẳn là vấn đề mà nhiều bạn thí sinh đang gặp phải bởi đây là lĩnh vực ngành nghề mới, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Dưới đây là các thông tin tổng quan về ngành, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khái niệm ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Nhiều người còn khá mơ hồ và chưa thực sự hiểu ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì. Chúng ta có thể hiểu đơn giản: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp khi tham gia vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Hoạt động của ngành có nhiều quy trình khác nhau như lưu trữ, kiểm tra và vận chuyển nguyên vật liệu, xử lý hàng tồn kho, sản xuất, tìm hiểu và phân tích cung/cầu.

Như vậy, với khái niệm trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu sơ qua  về ngành học logistics là gì. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành logistics là ngành gì qua những phân tích đánh giá dưới đây nhé.

Các lĩnh vực trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Khi tìm hiểu về ngành logistic và các lĩnh vực của ngành logistics việt nam là gì, chúng ta có thể phân tích qua các mảng chính như: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Ngoài ra, ngành cũng có một số lĩnh vực dịch vụ khác như:

  • Bốc xếp hoặc dỡ hàng hoá lên tàu, xe, container…
  • Cho thuê kho bãi, kho chứa nguyên liệu thiết bị, kho bãi container và lưu giữ hàng hóa
  • Dịch vụ đại lý vận tải/freight forwarder: bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
  • Một số dịch vụ bổ trợ: Tiếp nhận, quản lý và lưu trữ các thông tin về quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong chuỗi logistics. Xử lý những vấn đề trong quá trình đó như hàng hóa tồn kho, quá hạn sử dụng, bị khách hàng trả lại, hoạt động cho thuê và thuê mua xe container.

Quy trình Logistics Việt Nam

Quy trình ngành logistics Việt Nam là gì? Các hoạt động của Logistics Việt Nam bao gồm:

  • Dịch vụ khách hàng
  • Dự báo nhu cầu khách hàng
  • Các thông tin trong phân phối
  • Kiểm soát quá trình lưu kho
  • Vận chuyển nguyên vật liệu
  • Quản lý quá trình đặt hàng
  • Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
  • Thu gom hàng hóa
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng
  • Phân loại hàng hóa.
Sơ đồ quy trình ngành logistics Việt Nam
Sơ đồ quy trình ngành logistics Việt Nam

Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay

Các hình thức ngành logistics là gì? Tìm hiểu về các hình thức Logistics được vận dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • 1PL – First Party Logistic: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất chịu toàn bộ trách nhiệm trong các hoạt động lưu trữ, vận chuyển đầu vào và đầu ra.
  • 2PL – Second Party Logistic: Được hiểu là hình thức có 2 bên liên quan. Ngoài hoạt động quản lý Logistic sẵn có của doanh nghiệp còn có thêm hoạt động thuê ngoài dịch vụ Logistic trong chuỗi cung ứng.
  • 3PL – Third Party Logistic: là hình thức doanh nghiệp sản xuất thuê ngoài dịch vụ quản lý Logistic và thực hiện các hoạt động của Logistic.
  • 4PL – Fourth Party Logistic: hình thức này được hiểu là doanh nghiệp sản xuất thuê toàn bộ dịch vụ Logistic.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá tổng quan về ngành Logistics Việt Nam

Tìm hiểu tổng quan về ngành Logistics Việt Nam qua các chỉ số
Tìm hiểu tổng quan về ngành Logistics Việt Nam qua các chỉ số

Chỉ số đánh giá hoạt động Logistics (LPI)

Chỉ số đánh giá hoạt động Logistics bao gồm các chỉ số sau đây:

  1. Chỉ số về hiệu quả của quá trình thông quan (Clearance process) được thực hiện bởi các cơ quan kiểm soát biên giới;
  2. Chỉ số Infrastructure – Chất lượng kết cấu hạ tầng thương mại và giao thông liên quan đến ngành Logistics
  3. Chỉ số về vận tải quốc tế – International shipments;
  4. Chỉ số Logistics Competence & service quality – Năng lực và chất lượng dịch vụ của các nhà khai thác vận tải, môi giới.
  5. Chỉ số Tracking & Tracing – Là khả năng theo dõi và truy suất lô hàng.
  6. Chỉ số Timeliness – Tính thời gian.

Tìm hiểu thực trạng ngành Logistics Việt Nam

Khi phân tích thực trạng ngành Logistics Việt Nam, chúng ta cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của ngành logistics là gì?

Điểm mạnh

  • Trong những năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển và tăng thứ bậc với ở vị trí 39 trong 160 quốc gia. Việt Nam đang được xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN.
  • Những chính sách mới về cải cách thủ tục hành chính của Hải quan cùng với việc áp dụng hệ thống CNTT vào quá trình xuất nhập khẩu đã mang lại hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Cộng đồng doanh nghiệp được hỗ trợ tốt nhất có thể.  Mức doanh thu của Hải quan đã đạt đến 300.000 tỷ.
  • Phát triển và ứng dụng thương mại điện tử và công nghiệp tự động để thúc đẩy sự phát triển của Logistics trong những năm gần đây.
  • Lợi thế của nước ta là sở hữu nhiều cảng biển và có tới 70 đường bay quốc tế. Đây là điều rất thích hợp để phát triển hoạt động Logistics.

Điểm yếu

  • Việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đồng bộ.
  • Chất lượng nguồn nhân lực còn khá nhiều hạn chế chưa được cải thiện.
  • Khả năng kết nối mạng lưới toàn cầu chưa tốt.
  • Chưa đồng bộ được hệ thống cảng, sân bay và cơ sở sản xuất.
  • Sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa Việt Nam còn thấp.
  • Doanh thu của ngành Logistic Việt Nam đóng góp vào GDP còn thấp nhưng mức đầu tư chi phí để hoạt động còn cao.
Có rất nhiều người định hướng làm logistic ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, mọi người rất quan tâm tới các thông tin về ngành logistics và “học logistic có khó không?” là một trong số đó. Cùng tìm hiểu thông tin để đưa ra lựa chọn cho bản thân nhé!

Tham khảo các giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam

Tìm hiểu các giải pháp để phát triển Logistics Việt Nam
Tìm hiểu các giải pháp để phát triển Logistics Việt Nam

Để phát triển thì ngành logistics Việt Nam cần có những giải pháp như:

  • Không nên phụ thuộc nhiều vào đầu tư công mà nên chuyển dịch sang khu vực tư nhân;
  • Phát triển và nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp;
  • Thực hiện phát triển chất lượng nhân lực;
  • Vận dụng CNTT nhiều hơn vào quá trình hoạt động kinh doanh;
  • Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các hiệp hội, ngành nghề liên quan.
  • Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và chiến lược Marketing hiệu quả nhất.

Trên đây là tổng hợp các thông tin giải đáp thắc mắc ngành logistics là gì. Hy vọng, sau bài viết này, các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, quy trình hoạt động của ngành ra sao. Chúc bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về Logistics.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *