29 cách giảm áp lực học tập hiệu quả nhất mà bạn nên biết

29 cách giảm áp lực học tập hiệu quả nhất mà bạn nên biết

Stress đang là vấn đề tâm lý phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niếu, khi phải đối mặt với quá nhiều áp lực về học tập, thi cử. Dưới đây là chia sẻ về cách giảm áp lực học tập mà mọi người có thể tham khảo để có thể vượt qua được những áp lực, khủng hoảng một cách tốt nhất nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Stress trong học tập là gì?

Hiểu một cách đơn giản về áp lực trong học tập là các phản ứng của cơ thể học sinh trước những áp lực, tác động vào bản thân. Áp lực này chủ yếu đến từ việc học tập, thi cử, các kỳ vọng quá cao của phụ huynh đặt vào con mình. Những áp lực này vô tình gây ra tâm lý lo lắng, căng thẳng ở mỗi học sinh. Từ đó, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ứng cử của học sinh đó.

Trong những trường hợp này, gia đình, người thân, thầy cô cần là người quan tâm hỗ trợ kịp thời ngăn ngừa và giúp các em có thể vượt qua tâm lý tiêu cực này. Có khá nhiều cách giảm áp lực học tập hiệu quả chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Dấu hiệu bị áp lực (stress) trong học tập

Làm thế nào để giảm áp lực học tập là điều mà nhiều người quan tâm thắc mắc. Nhưng trước khi tìm hiểu điều đó, chúng ta cùng điểm qua một vài dấu hiệu chứng tỏ bản thân đang bị áp lực. Cụ thể là:

Cảm thấy bản thân vô giá trị

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên đang mang trong mình những niềm tin, hoài bão và khát vọng riêng cho mình, tâm lý muốn được thể hiện bản thân là điều dễ hiểu. Thế nhưng nếu, bạn luôn có cảm giác bản thân mình vô dụng, không biết đam mê của mình là gì, thấy bản thân không làm được gì,… thì có khả năng cao là bạn đang có dấu hiệu stress học tập đấy.

Buồn bực không rõ lý do

Khi bị stress các bạn sẽ có thêm các biểu hiện buồn, lo lắng, những chuyện đơn giản cũng khiến bản thân suy nghĩ và muộn phiền. Từ đó, các bạn dễ tự ngăn cách bản thân với thế giới bên ngoài. Mặt khác, một số trường hợp còn có biểu hiện tức giận, nổi khùng khi đối diện với một vấn đề nào đó. Điều này khác dễ hiểu bởi vì khi chịu áp lực từ kiến thức, học tập,… các bạn thường sẽ có xu hướng nổi giận để trút sự mệt mỏi, bực dọc của mình. Trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều hành động như la hét, đập phá, không kiểm soát được cảm xúc,…

Mất hứng thú với những đam mê của bản thân

Ở độ tuổi học sinh, sinh viên các bạn đều đang rất trẻ và có xu hướng theo đuổi đam mê, khám phá tìm tòi thỏa mãn bản thân. Khi các bạn bỗng nhiên cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ kể cả đam mê của chính mình thì có thể tâm sinh lý các bạn đang gặp vấn đề. Đây chính là một trong những biểu hiện của áp lực học tập.

Thích ở một mình

Ai cũng muốn có một khoảng không gian riêng tư cho bản thân. Thế nhưng điều này sẽ không tốt nếu nó trở thành thói quen và tự tách mình khỏi xã hội, bạn bè, đời sống thường ngày. Đây chính là điều bất thường trong tâm lý của một thanh thiếu niên.

Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người

Theo nghiên cứu có hơn 70% học sinh, sinh viên khi bị áp lực, stress trong học tập luôn nghĩ đến cái chết. Và thực tế cũng đã có không ít sự việc thương tâm xảy ra. Ở độ tuổi mới lớn các bạn đã phải chịu nhiều áp lực từ đó xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực cùng với tâm lý bất ổn khiến các hành động nguy hiểm dễ dàng xảy ra.

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu phổ biến nhất thường thấy khi các bạn trẻ đang gặp phải các vấn đề áp lực về tâm sinh lý, học đường. Vậy làm sao để giảm áp lực học tập cho các bạn trẻ trong những trường hợp này? Mời bạn tham khảo tiếp các chia sẻ dưới đây ngay!

Cách giảm áp lực học tập cực hiệu quả

Có khá nhiều cách để giảm áp lực học tập mà chúng ta có thể tham khảo. Thay vì gò ép mình trong những áp lực hoặc buông xuôi thì sao bạn không thử áp dụng các cách sau:

Không học quá nhiều thứ cùng 1 lúc

Hãy tự nhủ với bản thân học tập là quá trình lâu dài và bạn có thể học cả đời. Thế nên hãy lựa chọn và học tập những điều phù hợp, cần thiết cho bản thân trước. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ cùng một lúc. Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo được sức khỏe và hiệu quả học tập chứ không phải chạy theo số lượng trước mắt. Và cũng không nên đặt mục tiêu quá lớn lao và xa vời, bởi như thế vô tình bạn đã khiến bản thân chịu nhiều áp lực hơn.

Đây chính là cách giảm bớt áp lực trong học tập mà bạn hoàn toàn có thể tự chủ động và điều chỉnh phù hợp với bản thân. Áp dụng ngay nhé!

Sắp xếp thời gian học hợp lý

Lên kế hoạch thường nhật hay thời gian biểu mỗi ngày để có thể chủ động trong mọi công việc và học tập. Cách làm này vô cùng hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Khi thời gian học tập trở nên hợp lý bạn sẽ tránh được việc dồn một khối lượng kiến thức trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời bạn cũng sẽ sắp xếp được cho mình thời gian hợp lý để thư giãn nghỉ ngơi.

Không quá áp lực vào điểm số

Điểm số không phải là tất cả vì vậy hãy bớt quan trọng hóa số điểm của các bạn. Chỉ có như vậy mới là cách giảm áp lực trong học tập cho chính bạn. Tất nhiên là trong các kì thi điểm số là yếu tố quan trọng nhưng đừng quá áp lực bản thân với những mục tiêu quá cao và xa. Hãy cứ thoải mái học tập và thể hiện bằng khả năng mình có, cố gắng hết mình đã là một thành công rồi đấy!

Giải trí đúng lúc

Cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô cùng áp lực khi bạn chỉ biết học và học. Những lúc như vậy hãy thả lỏng bản thân một chút bằng việc thư giãn đầu óc với những bản nhạc mà mình yêu thích, hay đi chơi, gặp gỡ bạn bè, hàn huyên chuyện trò. Những việc làm này sẽ phần nào giúp bạn lấy lại được tinh thần trong học tập.

Ăn uống đầy đủ, ngủ đúng giờ

Quan tâm đến sức khỏe chính là cách làm giảm áp lực học tập hiệu quả mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Ông cha đã dạy “Có thực mới vực được đạo” có ăn uống, có sức khỏe mới có thể hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả. Không những thế khi cơ thể được bổ sung đủ đầy dinh dưỡng, năng lượng thì não bộ cũng sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả học tập chắc chắn cũng sẽ cao hơn.

Nếu bạn đang cảm thấy quá áp lực trong học tập hay có những dấu hiệu cơ bản của stress trong học tập thì hãy áp dụng ngay các việc làm trên đây. Hy vọng với chia sẻ về cách giảm áp lực học tập ở trên sẽ thực sự hữu ích cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay. 

24 những suy nghĩ trên “29 cách giảm áp lực học tập hiệu quả nhất mà bạn nên biết

  1. Nguyễn Nhật Huy nói:

    Chị ơi, em sắp thi một cuộc thi, nhưng mà em bị áp lực thời gian. EM chỉ có 15 phút làm 30 câu hỏi thôi à. Chị giúp em giảm bớt áp lực thời gian được ko ạ.

  2. Anh Thw nói:

    Em làm nhiều bài ktra, dù chưa trả bài nhg tính đc điểm số của mk rất thấp, em buồn cực kì, làm j cx thấy ghét, khó chịu lúc nào cx nghĩ tiêu cực ” Mk ngu quá, dốt thật sao cái này thế này mà ko làm đc kém cỏi quá..v..v”. E thật sự rất rất bế tắc và trg lòng lúc nào cx lo sợ đến ko ngủ đc , luôn nghĩ mk quá kém và luôn cảm thấy buồn, sợ khi gần các bạn hok giỏi ????????????????

  3. aj nói:

    Em đang trải qua giai đoạn rất rất áp lực trong học tập, em chuyển hình thức giáo dục từ trường công sang trường quốc tế. Nơi mà em không tự tin với tiếng Anh, nơi em cảm thấy mình thật kém cỏi, trong khi ngày nào về nhà cũng là hàng đống bài tập với đủ các thể loại bộ môn đều bằng ngôn ngữ Tiếng Anh. Em cảm thấy rất stress và nước mắt chảy ra ngày càng nhiều hơn, không biết ad có thể giúp gì không ạ..chứ em đã tìm giải pháp từ lâu rồi nhưng mọi chuyện ngày càng tệ hơn.

  4. Hỷ Lạc nói:

    Hiện tại mình là sinh viên năm nhất , Ad cho mình hỏi làm cách nào để có thể học nhiều môn mà khộng bị áp lực

  5. ..... nói:

    Cj ơi, em thấy bản thân em lười quá ạ chả có động lực j để học cả mà bố mẹ kỳ vọng vào em nhiều ạ thì em phải kiếm động lực bằng cách nào ạ

  6. nguyễn trần quỳnh ngân nói:

    em năm nay hc lớp 9 sắp tới em sẽ thi chuyển cấp lên 10. Ba mẹ kì vọng nhiều vào em và cũng mong em đc như chị là vào trường chuyên. Nhưng mà mọi thứ như sập đổ khi em thi cuối hk2 môn toán em chỉ đc 6 điểm, mặc dù em đã kiểm tra bài kĩ nhưng khi kq nhà trg gửi thấp như thế thì ba mẹ gần như ko còn tôn trọng hay quan tâm đến em nữa. Lúc em tự học ôn thì sẽ gieo vào đầu em là con vô dụng, thi cuối kì đc 6 thì chuyển cấp chỉ có 2 hay 3đ. H em ko biết phải đối mặt như nào… cô gắng thì bị coi như công cóc còn ko học thì lại kêu là đứa vô dụng :((( mong admin cho em lời khuyên…

  7. Dấu tên nói:

    E bị gia đình đặt áp lực rất lớn về điểm số.giải này giải kia,so sánh bn này bn kia,học còn ko chăm.Xin admin một lời khuyên ạ!!

    • Thu Hường nói:

      Em nên có một buổi nói chuyện với gia đình, chia sẻ những áp lực mà em đang chịu đựng. Nên nêu rõ quan điểm để bố mẹ hiểu và thông cảm cho mình hơn em nhé.

  8. Đặng Thị Bích Ngọc nói:

    Em đag rất bất lực hiện tại e ko hề biết mk thích j yêu thích cái j mọi thứ bây giờ ko theo ý e học rất nhiều nhưng kết quả lại ko mong muốn thật sự thật sự e rất mệt mỏi ạ

    • Thu Hường nói:

      ngoài việc học mình nên tham gia các hoạt động ở trường, lớp sẽ giúp em thoải mái hơn đó, biết đâu lại tìm ra thứ mình thích và theo đuổi nó ^^

  9. Xin phép giấu tên nói:

    em là học sinh lớp 7 mọi năm đều học đội tuyển cộng với học thêm và rất nhiều những môn khác nữa em cảm thấy rất bực dọc và thất vọng về bản thân vì ko đạt đc kết quả như ý muôn =((

    • Thu Hường nói:

      Việc tốt nhất bây giờ là tinh thần em phải thật thoải mái, không quá đặt nặng vấn đề điểm số. Song song việc học mình cũng nên chú trọng vào các hoạt dộng vui chơi giải trí, hoạt động xã hội thì tinh thần mình mới tốt và đạt được kết quả như mong muốn em nhé ^^

  10. Nguyễn Hải Hạ Duyên nói:

    Em là một người thường coi trọng quá nhiều về điểm số. Năm lớ 6,7 e không được hsg đến lên năm lớp 8,9 em có cố gắng nhiều hơn nên được hsg . Nhưng bây h e k còn hi vọng gì h nữa , đối với một hs lớp chọn rất và vô cùng áp lực. Bây h, e chỉ muốn Admin có thể hỗ trợ và chỉ ra hướng giải quyết hiệu quả để e giảm áp lực trong học tập ạ!! Em cảm ơn rất nhiều ạ

    • Thu Hường nói:

      Mình cân bằng lại việc học và sinh hoạt hằng ngày nha em, lập ra thời gian biểu rõ ràng. Ngoài viwwjc học mình cần bổ trợ kiển thức ngoài cuộc sống và tham gia các hoạt động giải trí nữa nhé em.

    • mai. chi nói:

      bạn cần bình tĩnh suy nghĩ về những điều tích cực một bạn thân mà bạn thật sự mong muốn Điều quan trọng là đừng để đánh mất bản thân mình

  11. Nguyên nói:

    Em đã rất mệt khi phải học thuộc rất nhiều môn trong một ngày môn nào cũng dài. Mà mỗi lần học em chỉ có thể thuộc được một môn còn môn kia thì em bị chửi và phải chép phạt cả chục tờ. Bây giờ em rất là strees h phải làm sao đây ạ

    • Thu Hường nói:

      Hi em, em nên phân chí thời gian học khoa học hơn, mình có thể lập thời gian biểu cụ thể để phân chia thời gian hợp lý em nhé. Nhất là tinh thần phải thoải mái thì việc học mới có hiệu quả em nè

    • Giang Phạm nói:

      Theo chị thì em nên chia thời gian học tập từng môn. Gạch ra những ý chính r học thuộc từ theo từ khoá, vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp e tổng hợp lại kiến thức 1 cách rõ ràng hơn và dễ ghi nhớ hơn nhé

  12. Hoàng Minh Quân nói:

    Em cũng đang gặp tình trạng tương tự, em không biết nên học gì, không biết mình kém gì, không biết giỏi gì. Em đang cố gắng hướng tới thành công, nếu mình cố gắng thì mình sẽ cầm vững được chìa khóa mở cửa thành công, đừng nên bỏ cuộc. Cố gắng những điều mà mình chưa làm được. Nhưng mà em đang không thấy chìa khóa. Em cũng đang thất vọng về mình. Em không biết mình nên làm gì, làm thế nào. Không biết cách sắp xếp thơi gian. Em đang có tình trạng học đuổi. Em cố gắng nhất là Tiếng Anh và Toán nhưng vô dụng. Em cứ vần vò đầu óc ” phải làm thế nào, có thành công không”. Có lúc em khóc, buồn về chình mình. Mong Admin đã lập ra bài viết này giúp em.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *