• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Tiết lộ những nguyên tắc thúc đẩy kỹ năng lắng nghe hiệu quả

 Biết lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng có tác động lớn đến quá trình học tập và làm việc của mỗi người. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng lắng nghe là gì mời mọi người cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Có thể bạn luôn tự tin nghĩ mình là người biết lắng nghe, thế nhưng việc này không chỉ dừng lại ở khả năng nghe thông thường. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố hơn thế nữa.

Nghe là quá trình thụ động tiếp nhận mọi loại âm thanh xung quanh chúng ta mỗi ngày. Và lắng nghe lại là một quá trình chủ động của mỗi người. Đó chính là mong muốn thấu hiểu nội dung nào đó, từ đó học hỏi hoặc đưa ra những chia sẻ, lời khuyên cho đối phương trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy lắng nghe được xếp vào hạng mục các kỹ năng cơ bản cần thiết mà mỗi người cần có.

Kỹ năng lắng nghe được áp dụng trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Không chỉ trong học tập, công việc mà trong cả đời sống xã hội, đời sống tâm sinh lý, tình cảm,…

Lắng nghe như thế nào cho đúng?

Sau khi hiểu được khái niệm kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về việc lắng nghe như thế nào là đúng. Bởi không phải ai cũng biết cách lắng nghe, thấu hiểu và thể hiện đúng kỹ năng này.

Để thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả mọi người cần có những thay đổi cơ bản trong các thói quen giao tiếp thường ngày như:

  • Thay đổi thái độ trong giao tiếp: Kỹ năng lắng nghe chỉ thực sự được phát huy tốt khi bạn muốn lắng nghe từ đối phương. Hãy thể hiện bản thân mong muốn được lắng nghe và cùng thấu hiểu trong quá trình giao tiếp với mọi người mỗi ngày nhé!
  • Bạn cần thay đổi cử chỉ: Hãy tập trung vào vấn đề mà đối phương đang chia sẻ với mình. Thể hiện thái độ quan tâm và tập trung vào nó. Bạn cần có một vài cử chỉ trên cơ thể cụ thể là mỉm cười hay gật đầu,… để thể hiện sự hào hứng và đang tập trung lắng nghe câu chuyện.
  • Thay đổi lời nói của mình: Thay vì im lặng trong quá trình lắng nghe, bạn hãy lên tiếng để thể hiện mình đang lắng nghe và hiểu nội dung của câu chuyện. Không cần nói quá nhiều, chỉ cần thông qua một vài từ như; tuyệt quá, ừ nhỉ, hay quá, … là bạn đã thể hiện được thành ý lắng nghe của mình rồi.

Như vậy chỉ cần thay đổi một chút trong quá trình giao tiếp bạn sẽ dần quen và rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt hơn mỗi ngày đấy!

Lắng nghe có vai trò, ý nghĩa như  thế nào?

Như đã nói, lắng nghe là một kỹ năng cần thiết của mỗi người. Vậy bạn đã biết được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe chưa? Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội. Cụ thể là:

Đối với công việc

Trong công việc, kỹ năng lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Mà nó còn giúp chúng ta hiểu hơn về môi trường làm việc, các đồng nghiệp của mình, đồng thời giúp bản thân tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc. Đặc biệt đối với các lãnh đạo, quản lý, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ hiểu được nhân viên của mình, tạo gắn kết cho môi trường làm việc cũng như tăng hiệu quả công việc.

Đối với  cuộc sống

Trong cuộc sống thường ngày kỹ năng lắng nghe giúp mọi người xây dựng và phát triển các mối quan hệ của mình tốt hơn. Con người có xu hướng chia sẻ và muốn được lắng nghe chính vì vậy khi sử dụng tốt kỹ năng này bạn sẽ thành công hơn trong các cuộc giao tiếp chuyện trò. Từ đó củng cố được mối quan hệ của mình mình hiệu quả hơn.

Với vai trò và ý nghĩa nêu trên chắc chắn mọi người đã có thể tự lý giải thắc mắc về vấn đề tại sao phải lắng nghe trong giao tiếp rồi phải không. Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết mà chúng ta cần lưu ý trau dồi hiệu quả hơn mỗi ngày!

Nguyên tắc lắng nghe hiệu quả

Để có thể phát huy kỹ năng lắng nghe hiệu quả, mọi người cần nắm được các nguyên tắc sau đây:

Khi giao tiếp tránh mất tập trung

Trong một cuộc giao tiếp, tập trung lắng nghe câu chuyện chính là cách thể hiện sự tôn trọng đối phương. Nếu bạn lơ là, mất tập trung sẽ vô tình gây ra cảm giác khó chịu cho người nói. Vì vậy hãy cố gắng tập trung để hiểu được nội dung câu chuyện đồng thời đưa ra được những lời khuyên, chia sẻ phù hợp.

Không ngắt lời đối phương

Tập trung lắng nghe và không ngắt lời đối phương là nguyên tắc đi đôi với nhau bạn cần nắm rõ. Muốn lắng nghe tốt bạn cần tạo cho đối phương không gian để có thể nói. Việc ngắt lời trong lúc nói sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu và ngại chia sẻ với bạn ở những lần sau.

Thấu hiểu khi lắng nghe

Trong quá trình lắng nghe có những điều đối phương thể hiện nhưng lại chứa những ẩn ý sau câu nói. Nên nếu không nhanh nhạy tư duy bạn sẽ khó hiểu rõ được các ẩn ý sâu xa đó. Vì vậy hay sử dụng tốt tư duy và hiểu biết của mình để thấu hiểu đối phương trong quá trình giao tiếp nhé!

Không phán xét và áp đặt đối phương

Đây là nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp. Cuộc hội thoại sẽ trở nên tốt đẹp hiệu quả khi bạn có một tư tưởng cởi mở. Vì chẳng ai muốn nói chuyện và chia sẻ với một người bảo thủ, luôn muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

Biết cách đặt câu hỏi

Biết cách đặt câu hỏi khi lắng nghe sẽ thể hiện bạn là người có kỹ năng lắng nghe tốt. Đây cũng chính là cách để đối phương biết được bạn đang tập trung theo dõi câu chuyện họ đang chia sẻ.

Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Một trong những ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đó chính là thể hiện bằng hành động của cơ thể. Ví dụ như trong một câu chuyện khi tập trung lắng nghe bạn sẽ hiểu được vấn đề, thay vì đặt câu hỏi bạn có thể biểu hiện cảm xúc như: ngạc nhiên, xúc động, gật đầu, mỉm cười hay thể hiện một động tác khác nào đó.

Nêu ý kiến cá nhân

Nếu ý kiến cá nhân là một trong các kỹ năng lắng nghe trong học tập quan trọng mà các bạn trẻ cần thể hiện và phát huy. Trong quá trình học tập tiếp thu bài giảng của giáo viên bạn có thể nêu ra ý kiến cá nhân của mình để buổi học trở nên sôi nổi hơn, các kiến thức cũng sẽ được khai phá và làm rõ hơn. Đồng thời trong các cuộc hội thoại khác, việc nêu ra ý kiến của mình sẽ thể hiện được thiện chí lắng nghe và chia sẻ đối với câu chuyện của họ hơn.

Trên đây là các chia sẻ về kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho mọi người có thể cải thiện tốt kỹ năng lắng nghe của mình trong mọi trường hợp. 

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University