Chuyên ngành dinh dưỡng và những điều bạn chưa biết!

Chuyên ngành dinh dưỡng và những điều bạn chưa biết

Chuyên ngành Dinh dưỡng là một trong những chuyên ngành được rất nhiều các bạn quan tâm hiện nay. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có cái nhìn tường tận về chuyên ngành này. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này cũng như cơ hội việc làm của ngành, đừng vội lướt qua nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây!

Tìm hiểu về chuyên ngành Dinh dưỡng

Ngành Dinh dưỡng là một trong những ngành mới nổi bật ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Có rất nhiều bạn trẻ khi nghe đến tên ngành Dinh dưỡng còn khá lạ lẫm và chưa thực sự hiểu rõ về ngành học này. Liệu đây có phải là ngành học có triển vọng và mang đến những cơ hội hay không? Để trở thành một chuyên gia dinh dưỡng giỏi đòi hỏi bản thân phải có những yếu tố nào?

Nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chuyên ngành Dinh dưỡng và những mục tiêu của ngành dinh dưỡng.

Tìm hiểu về chuyên ngành Dinh dưỡng
Tìm hiểu về chuyên ngành Dinh dưỡng

Chuyên ngành Dinh dưỡng là gì?

Dinh dưỡng là ngành học cung cấp những kiến thức dinh dưỡng từ cơ bản đến chuyên sâu bao gồm dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng tế bào…. từ đó giúp người học hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe.

Chuyên ngành Dinh dưỡng nghiên cứu và lập ra những kế hoạch để can thiệp đối với những người đã và đang gặp các vấn đề về dinh dưỡng. Từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở người bệnh, xây dựng nên chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt cho người bệnh. Cụ thể:

✅ Thu thập thông tin, theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại của người bệnh.

✅ Lên kế hoạch can thiệp, truyền thông, giáo dục, hướng dẫn cộng đồng trong việc lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đảm bảo sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh tật.

✅ Xây dựng quy trình chăm sóc và đưa ra những tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh.

✅ Tham gia tổ chức, thực hiện giám sát các hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện, hay các cơ sở kinh doanh thực phẩm.

✅ Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, vận chuyển thực phẩm tại các cơ sở nhằm đảm bảo thực phẩm được an toàn.

✅ Phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của người bệnh trước khi phải sử dụng đến thuốc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mục tiêu của ngành Dinh dưỡng

Nhiều năm trở lại đây, nhu cầu dinh dưỡng tại nước ta ngày một tăng cao, chính vì vậy chuyên ngành Dinh dưỡng ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Ngành dinh dưỡng được đưa vào chương trình đào tạo với nhiều mục tiêu, cụ thể:

✅ Xây dựng quy trình chăm sóc, đưa ra các tư vấn về dinh dưỡng cho bệnh nhân đặc biệt đối với người già, trẻ nhỏ.

✅ Ngành dinh dưỡng có mặt tại các bệnh viện, cơ sở y tế, khu ăn uống trong doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm…. nhằm thực hiện các chức năng quan sát, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.

✅ Theo học Dinh dưỡng tại các trường học, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, các kỹ năng lập kế hoạch chế độ dinh dưỡng đảm bảo chất lượng và phù hợp nhất.

✅ Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng phát hiện ra các vấn đề về dinh dưỡng để từ đó có kế hoạch can thiệp một cách hiệu quả đối với vấn đề dinh dưỡng mà người bệnh đang gặp phải.

Mục tiêu của ngành dinh dưỡng
Mục tiêu của ngành dinh dưỡng

Để trở thành chuyên gia dinh dưỡng cần yếu tố nào?

Để trở thành chuyên gia trong bất cứ một lĩnh vực nào là điều không dễ dàng chút nào, đặc biệt lại là chuyên gia dinh dưỡng – người mang trong mình “sứ mệnh” đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Chính vì vậy, để trở thành một chuyên gia dinh dưỡng, đòi hỏi rất khắt khe, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:

✅ Có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, thật thà, luôn có thái độ ân cần, chăm sóc người bệnh một cách tận tâm, tận tình, tỉ mỉ và chu đáo.

✅ Có tác phong nhanh nhẹn, tự tin vào bản thân, nắm vững những kiến thức chuyên môn đồng thời có khả năng vận dụng tốt những kiến thức đó vào thực tế, thực tiễn.

✅ Có khả năng nhìn nhận chính xác vấn đề dinh dưỡng mà người bệnh gặp phải, nhanh nhạy xử lý vấn đề.

✅ Có đam mê, nhiệt huyết với nghề, có tâm huyết trong việc nghiên cứu và trong công cuộc mang đến sức khỏe cho cộng đồng.

✅ Theo học đại học dinh dưỡng, không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi và nâng cao kiến thức mới để bắt kịp với xu hướng cũng như nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của con người trong thời kỳ xã hội đang phát triển.

Tố chất để trở thành chuyên gia dinh dưỡng
Tố chất để trở thành chuyên gia dinh dưỡng

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành Dinh dưỡng. Trên thực tế, mỗi ngành học sẽ có những cơ hội và thách thức riêng. Nếu bạn có niềm đam mê, nhiệt huyết, kĩ năng với ngành dinh dưỡng, chúng tôi tin bạn sẽ tìm ra được cho mình những cơ hội tốt và biến những thách thức thành cơ hội để phát triển trong lĩnh vực này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *