Cơ hội và thách thức của ngành Logistics Việt Nam đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Triển vọng ngành Logistics đang trở nên tốt hơn rất nhiều, tuy vậy cũng sẽ có những khó khăn cần vượt qua. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để tìm hiểu những điều cần biết về ngành logistic nhé.
Logistics là gì? Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế VN
Trước khi tìm hiểu về cơ hội và thách thức của ngành logistics Việt Nam thì chúng ta cần nắm được khái niệm và vai trò của ngành này.
Khái niệm
Dịch vụ Logistics là một trong những hoạt động thương mại của các thương nhân. Hoạt động của họ bao gồm: nhận hàng, lưu kho, vận chuyển, lưu bãi, thực hiện thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc những dịch vụ khác có liên quan.
Vai trò
Ngành Logistics có vai trò nâng cao cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngành này giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về đầu vào nguyên vật liệu đến đầu ra sản phẩm sao cho tối ưu nhất.
Ngoài ra, Logistics cũng giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các chi phí trong hoạt động vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh.
Logistics còn mang đến sự hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động Marketing doanh nghiệp qua chất lượng vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng.
Tìm hiểu các cơ hội và thách thức của ngành Logistics
Phân tích cơ hội và thách thức của ngành Logistics Việt Nam mang đến cho chúng ta cái nhìn khách quan nhất về triển vọng của ngành.
Cơ hội cho ngành logistics Việt Nam là những gì?
Cơ hội cho ngành logistics Việt Nam gồm các yếu tố sau:
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong vận tải và logistics
Công nghệ 4.0 đang có sự phát triển vượt bậc, do đó các nước phát triển đang thực hiện E-Logistics, green logistics, E-Documents… . Bên cạnh đó, các công nghệ Blockchain, công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo hay robot được ứng dụng để thực hiện các dịch vụ như đóng hàng, dỡ hàng…
Xu hướng mua sắm trực tuyến mở cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải và logistics
Theo số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam, thị trường thương mại điện tử đã đạt 8 tỷ USD và đang có xu hướng phát triển trong những năm tới..
Người tiêu dùng đang dần chuyển qua hình thức mua sắm trực tuyến. Các trang thương mại điện tử cũng chú trọng đầu tư vào xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống logistics để phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Đây cũng chính là xu hướng phát triển của ngành logistics tại Việt Nam hiện nay.
Mua bán sáp nhập (M&A) tiếp tục sôi động với vận tải và logistics
Theo dự báo của các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report, khoảng 2-3 năm tới, làn sóng M&A đang tiếp tục sôi động trong lĩnh vực vận tải và logistics.
Doanh nghiệp nước ngoài có sự cạnh tranh chiếm ưu thế so với doanh nghiệp trong nước nên hình thức M&A của các doanh nghiệp nước ngoài càng được đẩy mạnh để tận dụng lợi ích về mạng lưới sẵn có, nguồn khách hàng và các kinh nghiệm vận hành nội địa.
Đầu tư vào kho, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh
Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được xu thế phát triển của số lượng doanh nghiệp thương mại điện tử và nhu cầu dịch vụ Logistics đang được đẩy mạnh. …Họ đã tiến hành xây dựng, đầu tư hệ thống kho và các trung tâm logistics. Chức năng của các trung tâm này là cung ứng dịch vụ vận tải nhằm hoàn tất đơn hàng, vận chuyển, phân phối chuyên nghiệp và hiện đại.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Ngành Logistics đối mặt với những thách thức gì?
Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thương mại và công nghệ thông tin được đánh giá còn yếu kém. Mọi thứ chưa có sự đồng bộ dẫn đến dịch vụ vận tải đa phương thức chưa có “đòn bẩy” để phát triển. Hệ thống kho bãi, cầu cảng, các đường giao thông mới chỉ đáp ứng nhu cầu cho xuất nhập khẩu. Kho bãi chưa đủ đáp ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt là nhu cầu E-Logistics.
Thiếu hụt nguồn lao động
Nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam đang có sự hạn chế về chất lượng, đặc biệt ở cấp độ quản lý, chuyên viên logistics. Theo thống kê, trong số các doanh nghiệp trong nước, có tới 93 – 95% người lao động không qua đào tạo chuyên ngành logistics. Do đó, chất lượng dịch vụ chưa được nâng cao.
Chính sách còn nhiều bất cập
Có tới 54,55% doanh nghiệp cho rằng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành Vận tải và Logistics vẫn còn nhiều bất cập. Các nghị định chưa được dẫn chưa rõ ràng khiến cho các doanh nghiệp mới vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
=> Tham khảo thêm cơ hội việc làm của ngành logistics hiện nay như thế nào?
Thủ tục hành chính phức tạp
Các chủ trương, đường lối, văn bản trong lĩnh vực logistics gặp các khó khăn trong việc áp dụng, thống nhất và đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Do đó, cần phải khắc phục thách thức này để “mở đường” cho sự phát triển.
Chi phí logistics cao
Một thách thức đáng lo ngại của ngành logistics Việt Nam là vấn đề chi phí. Chi phí của Logistics tại Việt Nam vẫn còn mở mức cao, tương đương 20,8 % GDP nhưng chỉ đóng góp khoảng 3% vào GDP.
Với những thông tin về cơ hội và thách thức của ngành Logistics Việt Nam, Đại học Đông Á hy vọng bạn có được những kiến thức tham khảo hữu ích nhất từ bài viết.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!