Cơ hội việc làm ngành logistics? Liệu có dễ xin việc?

Ngành logistics có dễ xin việc không? 

Ngành Logistics là một ngành học đang được rất nhiều các bạn học sinh quan tâm. Trước thời điểm đăng ký xét tuyển đại học, chắc hẳn các bạn đang có nhiều băn khoăn về ngành học này. ĐH Đông Á xin gửi tới các bạn một số thông tin về cơ hội việc làm ngành Logistics, ngành Logistics có dễ xin việc không? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Khái quát về ngành logistics

Ngành logistics là gì? Hiểu một cách đơn giản, Logistics là dịch vụ vận tải hàng hóa tối ưu từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Học ngành Logistics tại các trường Đại học, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ kiến thức nền tảng đến tình huống thực tế, toàn bộ các nội dung liên quan đến kho bãi, vận chuyển hàng hóa, giao nhận quốc tế, chi phí logistics,..

Hiện nay có nhiều trường Đại học trên cả nước đã đưa ngành Logistics vào chương trình đào tạo. Trong đó có thể kể đến các trường như ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Bách Khoa, ĐH Thương Mại, ĐH Đông Á Đà Nẵng

Khái quát về ngành logistics
Khái quát về ngành logistics

Ngành logistics có dễ xin việc không? 

Học ngành Logistics có dễ xin việc không là băn khoăn của rất nhiều bạn học sinh trước khi lựa chọn ngành học. Ngành Logistics đang thiếu hụt số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có thể giúp các bạn sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong quá trình học, người học được đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng để phục vụ cho công việc.

Tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành Logistics chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ được học về quy trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường biển,…

Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về logistics, quản trị nhân lực, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, nghiệp vụ tài chính kế toán,.. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được học những kiến thức liên quan đến marketing, quản trị chiến lược,…

Về các kỹ năng, trong quá trình học, người học được đào tạo về các kỹ năng như lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Có cơ hội thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Được đào tạo các kỹ năng khác như phân tích luồng hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, quy hoạch trung tâm phân phối và quản trị quy trình phân phối hàng hóa từ trung tâm đến người tiêu dùng.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công tác như đóng gói, vận hành hệ thống kho bãi, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa, vận tải và cung ứng. Bên cạnh đó, là thực hành nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp, lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích kế hoạch hoạt động logistics, thiết kế mạng lưới logistics, xây dựng quy trình khai thác và phát triển chuỗi cung ứng.

Học logistics có dễ xin việc? Qua những kiến thức và kỹ năng sinh viên được đào tạo khi theo học ngành Logistics, có thể thấy sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc liên quan đến ngành học, đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp chuyên về logistics. 

Ngành logistics có dễ xin việc không? 
Ngành logistics có dễ xin việc không?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cơ hội việc làm ngành logistic hiện nay như thế nào? 

Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được đào tạo khi theo học ngành logistics, sinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế, khi vận tải hàng hóa trong nước và ngoại thương rất phát triển. Vậy cụ thể cơ hội nghề nghiệp ngành logistics hiện nay như thế nào? 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học logistics ra làm gì? Bạn có thể đảm nhận công việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, các doanh nghiệp vận tải, giao nhận hàng hóa nói chung. Người học có thể làm việc tại các phòng ban: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, cung ứng vật tư, tài chính – kế toán,…

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 1500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics và con số này không ngừng tăng lên. Sự phát triển của ngành này dẫn đến nguồn nhân lực đang thiếu hụt trầm trọng. Logistics là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai khi đóng góp 21% GDP cả nước. Sự phát triển của ngành mang đến những cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển rất lớn cho sinh viên.

Cơ hội việc làm ngành logistic hiện nay như thế nào? 
Cơ hội việc làm ngành logistic hiện nay như thế nào?

Học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng trường nào dễ xin việc

Bên cạnh việc quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành Logistics, một trong những vấn đề được các bạn trẻ quan tâm không kém chính là các cơ sở đào tạo ngành Logistics. 

Tọa lạc tại “thành phố đáng sống nhất” – TP Đà Nẵng, ĐH Đông Á là một trong những trường ĐH đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng  tốt nhất hiện nay. 

Với mục tiêu là cung cấp cho ngành nguồn nhân lực chất lượng cao, trường trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, văn hóa, kinh doanh Logistics và quản trị chuỗi cung ứng. Sinh viên được tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế, định hướng chuyên môn cụ thể về logistic, xuất nhập khẩu, kinh doanh logistics, vận tải và bảo hiểm hàng hóa,…

Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị các kỹ năng cần thiết cho hoạt động Logistics và quản trị chuỗi cung ứng như phân tích, dự báo, hoạch định chiến lược, vận hành chuỗi, thương lượng và đàm phán,.. Qua đó, giúp người học làm việc hiệu quả trong các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thương mại điện tử,…

Khi học ngành Logistics tại ĐH Đông Á, sinh viên sẽ học 8 kỳ học trong 4 năm với 144 tín chỉ. Trong đó, 32 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương và 92 tín chỉ kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ĐH Đông Á có những cơ hội việc làm ngành Logistics như: đảm nhiệm các vị trí: nhân viên kho hàng, chuyên viên Logistics quốc tế, nhân viên giao hàng/vận tải, nhân viên dịch vụ hải quan, nhân viên Hub, trung tâm điều phối, nhân viên kinh doanh Logistics. Sau 3 năm, có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như quản lý kho hàng, đại diện công ty tại thị trường quốc tế, quản lý dịch vụ vận tải/dịch vụ hải quan, quản lý Hub, trung tâm điều phối, quản lý kinh doanh Logistics.

Với chương trình đào tạo ngành logistics chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại, ĐH Đông Á là địa chỉ uy tín dành cho các bạn trẻ muốn theo học ngành Logistics.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được ngành Logistics có dễ xin việc không, cơ hội việc làm ngành Logistics luôn rộng mở dành cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, để có thể phát triển lâu dài trong ngành này, các bạn vẫn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng phục vụ cho công việc. Nếu các bạn cần thêm thông tin, tư vấn về ngành học Logistics, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *