Kỳ tuyển sinh đang đến gần, chắc hẳn nhiều bạn có dự định học ngôn ngữ đang rất muốn biết học ngôn ngữ ra làm gì hay học ngoại ngữ làm nghề gì. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về ngành ngôn ngữ
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu học ngành ngôn ngữ ra trường làm gì, hãy cùng chúng tôi khái quát sơ lược về ngành ngôn ngữ nhé.
Ngành ngôn ngữ được biết đến là ngành đào tạo sâu về ngôn ngữ. Đây là lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu nên những người ứng tuyển sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều khía cạnh khác nhau như: Ngôn ngữ giao tiếp âm vị, ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ cử chỉ… Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, các bạn sinh viên còn được cung cấp rất nhiều thông tin, cái nhìn toàn cảnh về lịch sử hình thành ngôn ngữ hay các từ ngữ tiến hóa theo từng thời kỳ.
Học ngành ngôn ngữ ra làm gì?
Nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt với chính sách mở cửa hội nhập đã thu hút sự đầu tư của không ít tập đoàn, doanh nghiệp lớn nước ngoài. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực lao động tại nước ta phải thông thạo ngoại ngữ.
Đó chính là lý do ngành ngôn ngữ trở thành ngành học thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên thực tế học ngôn ngữ ra làm gì ha học ngành ngoại ngữ ra làm gì có phải ai cũng biết?
Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê một số công việc giúp bạn giải đáp thắc mắc học ngôn ngữ làm nghề gì nhé.
Làm dịch thuật viên
Công việc đầu tiên phải kể đến khi học ngành ngôn ngữ Anh là dịch thuật viên. Trong dịch thuật viên, bạn có thể lựa chọn phiên dịch, biên dịch hay thông dịch.
- Phiên dịch: Công việc chuyển đổi ngôn ngữ nước ngoài về ngôn ngữ trong nước
- Biên dịch: Chuyển đổi ngôn ngữ bản địa sang ngôn ngữ nước ngoài.
- Thông dịch: Là người đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của biên dịch và phiên dịch.
Dù đảm nhận công việc nào thì dịch thuật viên cũng cần trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng:
- Nắm vững các yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ học
- Thông thạo từ hai ngôn ngữ trở lên
- Đạo đức nghề nghiệp cần được đề cao
Làm nghiên cứu viên
Học ngôn ngữ ra làm gì? Chính là làm nghiên cứu viên. Đây là công việc có nhiệm vụ khai phá những điều mới lạ về ngôn ngữ mà từ trước đến nay chưa đề cập đến. Với ngôn ngữ học Việt Nam, bạn không chỉ phải đào sâu suy nghĩ về tiếng Kinh mà còn phải tìm hiểu về các ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số tại nước ta.
Không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu mà khi ngôn ngữ được xác định là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến chủ quyền của một quốc gia thì người làm công việc nghiên cứu viên cần phải bảo vệ giá trị thiêng liêng quý báu ấy.
Ngoài ra nhà nghiên cứu viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng chính sách bảo tồn, phát triển ngôn ngữ lên cấp cao, giáo dục ngôn ngữ cũng như biên soạn từ điển và sách giáo khoa để phục vụ mục đích học tập của công chúng.
Làm giảng viên ngôn ngữ
Một trong những công việc giải đáp cho thắc mắc học ngôn ngữ ra làm gì chính là trở thành giảng viên ngôn ngữ. Sẽ không có gì hạnh phúc bằng việc bạn đã mất nhiều năm để thấu hiểu một thứ tiếng nhưng lại có cơ hội trực tiếp trao đi tiếng nói, tình cảm của mình dành cho ngôn ngữ đó đến với nhiều người khác.
Hiện nay, nếu lựa chọn công việc giảng viên ngôn ngữ, bạn có thể chọn vị trí làm việc tại các khoa ngôn ngữ học, khoa Việt Nam học hay Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học – Khoa Ngôn ngữ học…
Làm biên tập viên
Biên tập viên được biết đến là người có nhiệm vụ biên soạn, kiểm tra đồng thời sửa chữa lại nội dung bài viết của người khác trước khi đưa sản phẩm đó ra trước công chúng.
Công việc biên tập viên, nhiệm vụ của người chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ cũng giống như các sinh viên học về báo chí, truyền thông bao gồm:
- Đề xuất các yêu cầu về nội dung đối với xuất bản phẩm
- Thiết kế, biên tập các ấn phẩm thường niên
- Phát hiện và sửa chữa các lỗi về nội dung và hình thức trong bài viết.
Các nghề liên quan khác
Ngoài các công việc trên, sinh viên ngành ngôn ngữ có thể đảm nhận một số công việc sau:
- Lĩnh vực kinh tế: Hiện nay sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn học chuyên sâu tiếng Anh trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, đảm bảo mở rộng định hướng bản thân trong tương lai.
- Lĩnh vực quản lý văn phòng: Bạn có thể lựa chọn các công việc tại văn phòng như soạn thảo văn bản, xây dựng hệ thống thông tin, trợ lý dự án..
- Lĩnh vực lưu trữ: Sinh viên ngành ngôn ngữ sau khi ra trường có thể làm việc trong các trung tâm lưu trữ thông tin như ứng tuyển vào vị trí quản lý hay là chuyên viên xử lý thông tin về ngôn ngữ.
- Nhân viên Marketing: Giống như công việc của biên tập viên, sinh viên ngành ngôn ngữ có thể làm việc trong các công ty quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, đối ngoại, ngoại giao…
Như vậy với những thông tin được Đại học Đông Á Đà Nẵng tổng hợp và chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc học ngôn ngữ ra làm gì rồi phải không. Hiện nay ĐH Đông Á đang là một trong số các trường đào tạo ngành ngôn ngữ anh dễ học, dễ xin việc uy tín nhất tại miền Trung – Tây Nguyên. Nếu bạn muốn trở thành sinh viên ngành ngôn ngữ tại ĐH Đông Á, hãy nhanh tay đăng ký xét tuyển vào trường trong kỳ tuyển sinh sắp tới nhé.
Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hoá Anh, Đại học Đông Á, được thành lập vào tháng 9 năm 2007. Chuyên đào tạo ngôn ngữ Anh cho sinh viên ở mọi bậc học, khoa cam kết giúp sinh viên giao tiếp thành thạo tiếng Anh, đạt chuẩn đầu ra IELTS và B1 Cambridge.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và phương pháp giảng dạy tích cực, khoa không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục. Học tại khoa, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai trong môi trường toàn cầu hóa.