Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non cần phải được xây dựng ở các kể cả trường sư phạm mầm non công lập và trường mầm non ngoài công lập. Trong kế hoạch này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Những nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non
Trước khi tiến hành lập kế hoạch, người thực hiện cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc 1: Kế hoạch năm học phải quán triệt đường lối, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ trong 1 năm học. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch năm học của trường.
- Nguyên tắc 2: Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện, có trọng tâm. Cụ thể:
-
- Cân đối: đảm bảo cân bằng giữa các công việc, các hoạt động của nhà trường như: cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ, cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng, cân đối giữa các hoạt động giáo dục,…
- Toàn diện: Kế hoạch phải đề cập đầy đủ các khía cạnh hoạt động của nhà trường.
- Có trọng tâm: tập trung vào những vấn đề quan trọng của nhà trường trong năm học, không lan man.
- Nguyên tắc 3: Kế hoạch năm học phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện và có trọng tâm.
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tập trung dân chủ.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải đảm bảo quyền dân chủ, thảo luận để phát huy trí tuệ, thu thập ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên vào việc xây dựng kế hoạch. Đồng thời đảm bảo tính tập trung trên cơ sở dân chủ.
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch.
Kế hoạch sau khi tiếp thu ý kiến của quần chúng, được cấp trên duyệt thì trở thành văn bản mang tính pháp lý. Đó là quyết định quan trọng của nhà trường và mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện, hoàn thành kế hoạch.
Các bước xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non
Khi xây dựng kế hoạch năm học phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Tổng kết việc thực hiện kế hoạch năm học vừa qua từ đó xác định điểm xuất phát của nhà trường trước khi bước vào năm học mới.
- Nắm vững nhiệm vụ năm học mới và các văn bản, chỉ thị chỉ đạo của cấp trên.
- Nắm rõ tình hình địa phương về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non, số lượng trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo và nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.
Từ những yếu tố trên, người lập kế hoạch đã có cơ sở cho việc lên kế hoạch năm học mới.
Bước 2: Dự thảo kế hoạch
Những việc cần làm ở bước này là:
- Dự báo những mục tiêu cần đạt
- Lựa chọn các biện pháp tối ưu tương ứng để thực hiện mục tiêu
- Dự kiến điều kiện thực hiện kế hoạch
Bước 3: Duyệt kế hoạch nội bộ
Hiệu trưởng sẽ trình bày dự thảo kế hoạch trước những người thực hiện để thu thập ý kiến của mọi người. Sau đó, dựa trên những ý kiến để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên duyệt.
Bước 4: Trình duyệt kế hoạch và chính thức hóa kế hoạch
- Trình duyệt kế hoạch với phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương để tiếp thu sự chỉ đạo, tạo điều kiện tốt để nhà trường thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch sau khi trình lên được cấp trên duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để điều hành công việc của nhà trường.
TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÔNG Á NGAY HÔM NAY!
Nội dung trong bản kế hoạch
Nội dung bản kế hoạch phải trả lời được 3 câu hỏi:
- Phải làm gì?
- Làm như thế nào?
- Bao giờ thì hoàn thành?
Thông thường một bản kế hoạch giáo dục năm học cho trường mầm non sẽ gồm có 2 phần:
- Kế hoạch chung
- Công tác trọng tâm hàng tháng
Nội dung của từng phần, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Phần I: Kế hoạch chung
Phần này, người thực hiện kế hoạch cần nêu rõ đặc điểm tình hình của trường (những thuận lợi, khó khăn) và mục tiêu phấn đấu trong năm học. Trong đó, mục tiêu sẽ chia ra thành mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Phần mục tiêu cụ thể có thể chia ra thành các mục tiêu nhỏ hơn như mục tiêu số lượng, chất lượng,…
Biện pháp thực hiện mục tiêu là những lựa chọn tối ưu, đáp ứng các mục tiêu tương ứng. Ví dụ như: biện pháp phát triển số lượng trẻ, biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,…
Phần II: Công tác trọng tâm hàng tháng
Được xác định dựa trên cơ sở kế hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo của cấp trên trong tháng đó và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học là khâu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong chu trình quản lý. Toàn bộ nội dung chương trình hoạt động đều được lập ra bám sát theo bản kế hoạch và tiêu chuẩn giáo viên mầm non này. Vì vậy, xây dựng một bản kế hoạch giáo dục chất lượng và khả thi là yêu cầu bắt buộc đối với người đứng đầu trường mầm non.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Tổ chức và chỉ đạo để thực hiện kế hoạch
Đây là khâu biến kế hoạch thành hiện thực. Quá trình thực hiện cần tiến hành các công việc sau:
- Phổ biến kế hoạch đến người thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân.
- Hướng dẫn làm thế hoạch và duyệt kế hoạch.
- Phát động phong trào thi đua. Hàng tháng tổ chức họp hội đồng 1 lần để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng, bàn bạc kế hoạch cho tháng tiếp theo trên tinh thần dân chủ.
- Thường xuyên giám sát tiến trình công việc, kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
- Tích cực tham mưu với lãnh đạo, kết hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để huy động các nguồn lực thực hiện kế hoạch.
- Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch theo học kỳ và cuối năm học. Đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được và rút ra bài học kinh nghiệm. Động viên, khen thưởng những bộ phận, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.
Một số lưu ý trong kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non
Kế hoạch giáo dục năm học của trường mầm non rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho các em nhỏ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần lưu ý trong kế hoạch giáo dục năm học của trường mầm non:
Xác định mục tiêu giáo dục: Xác định rõ mục tiêu giáo dục mà trường đặt ra cho các em nhỏ là một trong những lưu ý bạn cần phải nắm rõ. Mục tiêu này phải phù hợp với độ tuổi và năng lực của các em, đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của quá trình giáo dục.
Thiết lập các hoạt động giáo dục: Kế hoạch giáo dục năm học cần thiết lập các hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của trường và đáp ứng được nhu cầu học tập, phát triển toàn diện của các em nhỏ. Các hoạt động giáo dục này có thể bao gồm học tập, vui chơi, thể dục, nghệ thuật, khoa học,…Những hoạt động này cần có sự phối hợp hài hoà và nhất quán với nhau.
Phân bổ thời gian hợp lý: Việc phân bổ thời gian trong kế hoạch giáo dục mầm non là điều rất cần thiết. Các hoạt động giáo dục cũng phải đảm bảo tính liên tục và hợp lý của quá trình giáo dục. Đồng thời, cần quan tâm đến việc phân bổ thời gian cho các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi và ăn uống.
Đánh giá và đặt chỉ tiêu: Đánh giá định kỳ và đặt chỉ tiêu nhằm mục đích đảm bảo tính chất lượng và tiến độ của quá trình giáo dục. Đánh giá này có thể dựa trên các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và hành vi của các em nhỏ.
Tạo sự phối hợp giữa trường và gia đình: Sự phối hợp giữa trường và gia đình ở việc giáo dục con trẻ từ 0-6 tuổi là điều không thể thiếu. Cần đảm bảo tính liên kết và hỗ trợ giữa hai bên trong quá trình giáo dục và phát triển của các em nhỏ.
Điều chỉnh và cập nhật kế hoạch: Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục năm học cần được điều chỉnh và cập nhật định kỳ. Mục đích nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tế, nhu cầu của các em nhỏ, đáp ứng được các thay đổi và xu hướng mới trong giáo dục. Việc này cần sự tham gia và đóng góp của các giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia giáo dục để đưa ra những quyết định và phương án hợp lý cho quá trình giáo dục của trường mầm non.
Hướng dẫn cách lập kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non và những nguyên tắc lập kế hoạch trong giáo dục mầm non là gì đã được giải đáp cơ bản trên đây. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích đối với bạn đọc, đặc biệt là các quản lý tại các trường mầm non (hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn), những ai có dự định mở trường mầm non tư thục,…
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á gồm các ngành: Ngành Giáo dục Mầm non, Ngành Giáo dục Tiểu học & Ngành Tâm lý học.
Với tầm nhìn trở thành khoa sư phạm uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên, Khoa Sư Phạm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các tổ chức và trường đại học khác để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam và toàn cầu.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á cam kết mang lại chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.