Nhiều bạn trẻ có ý định theo học ngành Công nghệ thông tin có liên quan đến khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính thường có sự nhầm lẫn. Thực tế đây là hai khái niệm và hai ngành học khác nhau nhưng vẫn nằm trong cùng một lĩnh vực. Việc nắm rõ khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính giống và khác nhau điểm nào sẽ giúp các em có được cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn để đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân.
Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính giống và khác nhau điểm nào?
Sự giống nhau của kỹ thuật máy tính và khoa học máy tính:
Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính đều là hai lĩnh vực có sự liên quan đến công nghệ thông tin, máy tính cùng các nền tảng thiết bị liên quan. Cả hai ngành này đều thực hiện nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật máy tính vào việc phát triển những ứng dụng của hệ thống máy tính phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, chúng cũng sử dụng các nguyên lý và kiến thức liên quan đến toán học như thuật toán, đồ thị, thông tin, dữ liệu,…trong quá trình làm việc. Nói một cách dễ hiểu, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính đều thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời đại số hoá.
Sự khác nhau ngành khoa học máy tính và ngành kỹ thuật máy tính:
Để hiểu được sự khác nhau giữa khoa học và máy tính, bạn cần phải phân biệt được khoa học và kỹ thuật là gì. Khoa học chính là nghiên cứu và phát triển lý thuyết, nguyên lý trong khi đó kỹ thuật áp dụng những lý thuyết và nguyên lý này để tạo ra các ứng dụng thực tế và giải quyết vấn đề. Trong khi khoa học dựa vào thử nghiệm, thử nghiệm giả thuyết thì kỹ thuật nghiêng về thiết kế và tối ưu hoá.
Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Khoa học máy tính tập trung vào nghiên cứu các nguyên lý, thuật toán, và kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính nằm nâng cao hiểu biết về những vấn đề này. Phạm vi nghiên cứu của khoa học máy tính khá rộng bao gồm hệ thống máy tính, mạng, IoT, trí tuệ nhân tạo,…
Trong khi đó, kỹ thuật máy tính nhất thiết phải tập trung vào việc ứng dụng các kiến thức nguyên lý thuật toán nghiên cứu trên vào việc triển khai, phát triển các ứng dụng, đưa ra giải pháp cụ thể trong thực tế,…Vì thế phạm vi nghiên cứu và hoạt động của kỹ thuật máy tính cũng nhỏ hơn so với khoa học máy tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Khoa học máy tính tập trung vào đối tượng chung chung, lý thuyết, nguyên lý chung không phải một ứng dụng, giải pháp hay dự án cụ thể như kỹ thuật máy tính. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu của khoa học máy tính thường mang tính chất lý thuyết, thực nghiệm, phân tích đa chiều nhằm phát hiện thêm những kiến thức thông tin mới về máy tính. Còn kỹ thuật máy tính sẽ sử dụng những phương pháp cụ thể, mang tính chính xác để giải quyết vấn đề thực tế đặt ra.
Ứng dụng kết quả vào thực tế:
Những nghiên cứu phát triển về nguyên lý, lý thuyết của khoa học máy tính có thể không, chưa hoặc không nhất thiết phải ứng dụng vào thực tế. Nhưng kỹ thuật máy tính thì tập trung tuyệt đối vào việc giải quyết các vấn đề để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội số hoá càng hiệu quả, an toàn, chính xác càng tốt.
Kiến thức và kỹ năng người học:
Người học khoa học máy tính có sự yêu cầu cao về những kiến thức chuyên sâu về thuật toán, nguyên lý, dữ liệu,…đi kèm kỹ năng nghiên cứu, phân tích. Còn người học kỹ thuật máy tính đòi hỏi tính chuyên môn cao ở việc thiết kế, triển khai, phát triển, vận hành máy tính, hệ thống máy tính và các ứng dụng liên quan khác. Kỹ năng thiết yếu của người học kỹ thuật máy tính ở khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý, giải quyết vấn đề.
Cả khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính đều đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Hai ngành này giống như “người anh em” cùng bổ trợ cho nhau, lớn mạnh và phát triển. Nó có sự liên quan mật thiết về mục đích, đối tượng, phạm vi, mục đích, nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế.
Nên học khoa học máy tính hay kỹ thuật máy tính?
Nên học khoa học máy tính hay kỹ thuật máy tính là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra hiện nay. Để lựa chọn ngành học phù hợp, các em cần quan tâm đến:
- Sở thích bản thân là gì, thích nghiên cứu nguyên lý hay ứng dụng những nguyên lý thuật toán trong công việc?
- Thế mạnh của bản thân nằm ở đâu, là khả năng phân tích nghiên cứu hay thực thi phát triển?
- Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai muốn theo đuổi thuộc môi trường làm việc như thế nào?
- Nhu cầu nguồn lực thực tế của xã hội hiện tại và dự đoán tiềm năng trong tương lai về 2 ngành?
Nếu bạn là người yêu thích việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu mang tính chất phức tạp, sáng tạo đưa ra các giải pháp mới trong máy tính hệ thống máy tính và các ứng dụng liên quan thì khoa học máy tính là ngành học phù hợp. Trường hợp bạn là người yêu thích thực tế, ứng dụng những nguyên lý này để giải quyết vấn đề đưa ra giải pháp hiệu quả nhất thì kỹ thuật máy tính nên là lựa chọn tốt hơn.
Nhìn chung, khoa học máy tính mang tính chất tổng quát, còn kỹ thuật máy tính là ngành học đi sâu vào thiết kế, phát triển, vận hành phần mềm, phần cứng máy tính, hệ thống máy tính cùng với một số ứng dụng khác để đáp ứng nhu cầu thực tế. Sinh viên 2 ngành học này tất nhiên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng và chuyên sâu liên quan.
Đại học Đông Á là đơn vị đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính mang tính ứng dụng cao, phù hợp tình hình thực tế, nhu cầu người học,…Năm 2023, Nhà trường đang áp dụng phương thức xét tuyển học bạ ngành Kỹ thuật máy tính và gần 40 ngành đào tạo khác với điều kiện, điểm chuẩn, hồ sơ đầu vào đơn giản. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về ngành kỹ thuật máy tính TẠI ĐÂY. Hoặc có thể đăng ký tư vấn hỗ trợ trực tuyến theo thông tin liên hệ Nhà trường nhé.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc khoa học máy tính khác gì kỹ thuật máy tính cũng như tìm kiếm được sự giống nhau để có cái nhìn tổng quan hơn.
Tìm hiểu thêm
Khoa Công Nghệ Thông Tin tại Đại học Đông Á là trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về CNTT tại Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên và cố vấn khoa học có trình độ cao, chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế theo chuẩn quốc tế ACM và IEEE Computer Society, hướng đến thực hành và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các ngành đào tạo bao gồm Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Máy tính, Khoa học Dữ liệu & Trí tuệ Nhân tạo, mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn trong tương lai.
Chúng tôi hợp tác với các doanh nghiệp CNTT lớn như FPT Software, Digital Ship, và Framgia để đảm bảo chương trình học thực tế, phát triển kỹ năng cho sinh viên, tạo môi trường học tập tối ưu.