Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Những thông tin cần biết

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Những thông tin cần biết

Nhắc đến nhóm ngành kinh doanh – quản lý, chắc nhiều bạn sẽ nghĩ đến các ngành như: Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Marketing,… mà quên mất một ngành học đang  cực kỳ hot hiện nay – Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Vậy quản lý chuỗi cung ứng là gì? Những thông tin gì cần biết? Tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Ngành này có tên tiếng Anh là Supply Chain Management (SCM) là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ  gồm tất cả các quy trình từ việc biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc tổ chức các hoạt động phía nguồn cung của doanh nghiệp một cách hợp lý để tối đa hóa giá trị khách hàng từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Dựa vào khái niệm trên, các bạn đã hiểu ngành Quản lý chuỗi cung ứng là gì chưa?

Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng và Logistics có gì khác nhau

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Có gì khác với Logistics? Logistics là quá trình từ việc lên kế hoạch, áp dụng đến kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin có liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng từ điểm xuất phát tới nơi tiêu thụ.

Nếu so sánh hai định nghĩa ngành logistics & quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao hàm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

Tại sao phải quản lý chuỗi cung ứng

Tại sao phải quản trị chuỗi cung ứng? Có thể thấy chuỗi cung ứng đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như: 

  • Là cơ sở để hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra hiệu quả.
    Phát triển doanh nghiệp, mang tới nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập sâu rộng trong và ngoài nước. 
  • Sử dụng nguồn lực kinh doanh hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp và người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt cũng như điều hành toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. 
  • Hình thành một chỉnh thể thống nhất trong kinh doanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Trong quản trị chuỗi cung ứng, nhà quản trị luôn tìm tòi và áp dụng các mô hình quản trị khác nhau để tìm ra được mô hình tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:

Mô hình đơn giản

Mô hình đơn giản, phía công ty sản xuất chỉ mua nguyên liệu và vật tư sản xuất từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm sản phẩm và họ cũng trực tiếp bán hàng hóa cho người sử dụng.

Trong trường hợp này, công ty sản xuất xử lý việc mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm bằng một hoạt động, tại thời điểm nhất định.

Mô hình phức tạp

Trong mô hình quản trị phức tạp, công ty sẽ mua vật tư, nguyên liệu sản xuất từ các nhà cung cấp khác nhau, các nhà phân phối hoặc từ các nhà máy có điểm tương đồng với nhà sản xuất. Những nguyên liệu, vật tư này chính là thành phẩm của nhà cung ứng.

Vậy, ngoài việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn nhập thêm các nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ  nhà thầu phụ hoặc những đối tác sản xuất theo hợp đồng.

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng
Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Cơ hội nghề nghiệp ngành quản lý chuỗi cung ứng

Xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa càng đang ngày càng nâng cao vai trò của việc điều hành chuỗi cung ứng. Tại các tập đoàn lớn, các tổng giám đốc (CEO) của các thường xuất thân từ ngành Supply Chain. Điều này chứng tỏ các công ty rất coi trọng chuỗi cung ứng của mình như thế nào.

Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng như:  chuyên viên dự báo nguồn hàng, lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho,  hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, quản lý dự án, kho bãi, vận chuyển, xuất nhập khẩu, mua hàng…

Học quản lý chuỗi cung ứng trường nào chất lượng

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào? Hiện tại có trên 15 trường đại học dân lập và công lập trên cả nước đào tạo ngành quản lý chuỗi cung ứng tiêu biểu như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học quốc tế RMIT TP HCM… Không thể không kể đến Đại học Đông Á, một ngôi trường tọa lạc tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam ( TP Đà Nẵng) với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Chương trình đào tạo tiên tiến kết hợp giữa lý thuyết và thực tế giúp sinh viên dễ hiểu và dễ dàng áp dụng. Được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và giàu nhiệt huyết.
  • Trường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo sinh viên được học tập trong môi trường đầy đủ, tốt nhất. Bên cạnh đó là hệ thống ký túc xá và công trình phụ trợ hỗ trợ sinh viên ăn ở, sinh hoạt thuận tiện nhất.
  • Môi trường học tập: Thành phố đáng sống của Việt Nam, đẹp, thân thiện, an ninh, chi phí hợp lý. Trường có khuôn viên đẹp, hiện đại.
  • SV có cơ hội làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trong nước ngay sau khi tốt nghiệp nhờ có các chương trình xúc tiến việc làm, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Trường đại học Đông Á   
Trường đại học Đông Á

Cùng với sự hội nhập thế giới sâu rộng của Việt Nam, quản lý chuỗi cung ứng đang là một ngành nghề cực kỳ hot hiện nay. Hy vọng thông qua bài trên đã giúp các bạn hiểu được quản lý chuỗi cung ứng là gì, sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và Logistic, các mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *