Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay ngày càng mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để nắm bắt chi tiết hơn về thực trạng của ngành này nhé.
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử trong tiếng Anh được hiểu là E-commerce, E-comm hay EC. Đây là sự mua bán sản phẩm, dịch vụ bằng các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
Thay vì mua bán bằng hình thức truyền thống thì giờ đây, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet là chúng ta có thể mua sắm trực tuyến với các hình thức thanh toán đa dạng.
Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam
Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam theo thống kê đạt 11,8 tỷ USD từ báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương. Con số này chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên cả nước. Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nếu xét thứ hạng trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đứng 2 trong top 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ lớn nhất trong khu vực. Đứng đầu là Indonesia.
Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa do hệ quả của đại dịch. Xu hướng tiêu dùng hiện nay là mua bán trực tuyến nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Từ khi đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên tăng nhanh.
Theo thống kê, cho đến nay, có đến 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng Internet và có 53% người dân có ví điện tử để thanh toán trực tuyến. Trong đó, 2 thị trường đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.
Theo khảo sát của Sapo, có 30,6% trong 10.000 đơn vị bán hàng cho rằng họ có những thay đổi tích cực khi áp dụng mô hình TMĐT. Bán hàng qua TMĐT mang đến doanh thu cao hơn với các năm trước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Những thách thức nền thương mại điện tử ở Việt Nam gặp phải
Trong quá trình hoạt động và phát triển, ngành thương mại điện tử ở Việt Nam cũng gặp phải những thách thức. Tìm hiểu cụ thể xem các thách thức đó là gì nhé.
Lòng tin của người tiêu dùng về sàn thương mại điện tử còn thấp
Lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm mua bán trên sàn thương mại điện tử còn thấp. Theo một số thống kê, tỷ lệ người mua hàng lựa chọn thanh toán theo phương thức thanh toán khi nhận hàng hay còn gọi là COD là 88%. Đây là một con số cao, dựa vào chỉ số này chúng ta có thể thấy lòng tin của người mua hàng khi mua hàng trên sàn TMĐT còn thấp. Thậm chí nhiều người còn quyết định không mua hàng nếu đơn vị kinh doanh không có hình thức COD. Theo một khảo sát hài lòng khi mua hàng trực tuyến, chỉ số người hài lòng chỉ có 48%
Lý do khiến khách hàng thiếu niềm tin như vậy là bởi: Khách hàng không được kiểm định chất lượng hàng hoá, thiếu niềm tin vào đơn vị bán hàng chất lượng thực sự so với những quảng cáo.
Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh cũng là một trong những thách thức mà ngành quản trị thương mại điện tử Việt Nam phải đối mặt. Hiện nay, những sàn TMĐT lớn trên thị trường như Shopee, Lazada,…hầu hết là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Để cạnh tranh với 2 đối thủ này quả thật là rất khó cho các sàn thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp trong nước như Tiki, FPT, thegioididong,…
Bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng
Vấn đề bảo mật thông tin thực sự là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Nhiều khách hàng lo lắng bị lộ thông tin khi mua hàng online và trên thực tế điều này đã xảy ra. Nhiều người bị lộ thông tin và phải nhận những đơn hàng giả mạo. Để cải thiện tình trạng này, các sàn TMĐT cần nâng cao chế độ bảo mật và phải đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Hình thức thanh toán trực tuyến còn hạn chế
Hiện nay, các hình thức thanh toán trực tuyến còn gặp rất nhiều hạn chế. Dù các ví điện tử, các cổng thanh toán được mở ra khá đa dạng nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt.Lý do là bởi ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam đồng bộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu
Cơ sở hạ tầng bao gồm cả công nghệ lẫn cơ sở giao thông vận chuyển chưa được tối ưu. Hệ thống máy chủ vẫn còn tình trạng tắc nghẽn. Hệ thống giao thông chưa được phát triển khiến thời gian giao hàng lâu và chi phí còn cao. Để phát triển TMĐT cần phải khắc phục những trở ngại này.
Trên đây là các thông tin về thực trạng ngành thương mại điện tử ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn khách quan nhất về ngành này.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!