Tìm hiểu về công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin

công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin

Khi tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin, nhiều bạn trẻ rất quan tâm đến chuyên ngành hệ thống thông tin. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin để bạn tham khảo nhé.

Hệ thống thông tin là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin, bạn hãy cùng chúng tôi sơ lược qua về hệ thống thông tin là gì nhé.

Hệ thống thông tin là một chỉnh thể gồm rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và cùng đảm nhận công việc thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin, dữ liệu và đồng thời cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được mục tiêu định trước.

Hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin là gì?

???? Hệ thống thông tin được các tổ chức sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

  • Quản trị nội bộ, quản lý nhân sự.
  • Giúp công ty nắm bắt thông tin về khách hàng.
  • Cập nhật những phản hồi chân thực từ khách hàng.

???? Hệ thống thông tin bao gồm 4 bộ phận quan trọng sau:

  • Phần cứng: Gồm các thiết bị, phương tiện kỹ thuật được sử dụng để lưu trữ thông tin.
  • Phần mềm: Bao gồm các chương trình máy tính, phần mềm hệ thống…
  • Hệ thống mạng: Gồm ít nhất 2 thiết bị kết thúc với nhau thông qua Internet để truyền dữ liệu.
  • Dữ liệu: Thông tin sao lưu được của người dùng trên các ứng dụng.

Sinh viên ngành hệ thống thông tin làm gì?

Rất nhiều các bạn khi có dự định học công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin muốn biết những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số vị trí công việc bạn có thể tham khảo nhé.

Chuyên gia xây dựng, quản trị và phát triển hệ thống doanh nghiệp

Là cử nhân khoa hệ thống thông tin với những kinh nghiệm được thực tập tại các công ty chuyên về CNTT, bạn có thể trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu hay hoạch định chính sách phát triển CNTT cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

Đối với vị trí công việc này, kỹ sư cần phải am hiểu sâu sắc về vai trò và nguyên lý hoạt động của cả 4 bộ phận: Phần mềm, phần cứng, hệ mạng và dữ liệu. Đó cũng chính là lý do chỉ những người dân chuyên ngành mới có thể đưa ra những dự thảo, kế hoạch hợp lý và phù hợp với các chính sách của công ty, doanh nghiệp.

Nhân viên lập trình

Không phải bất cứ ai tốt nghiệp ra trường đều lên làm lãnh đạo. Đối với công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin cũng vậy, sau khi ra trường có thể bạn sẽ làm lập trình viên. Chắc bạn khá bất ngờ bởi IT phần mềm và hệ thống thông tin là 2 chuyên ngành được các trường ĐH đào tạo tách biệt. Tuy nhiên các bạn cần nhớ rằng, hệ thống thông tin có nhiệm vụ quản lý cả phần mềm. Chính vì vậy sau khi tốt nghiệp hệ thống thông tin bạn cần đảm bảo đủ tri thức lý thuyết về lập trình, biết phân tích và thiết kế hệ thống thông tin đồng thờ hiểu và biết cách sử dụng phần mềm.

Nhân viên lập trình
Nhân viên lập trình

Kỹ sư quản trị mạng

Hệ thống mạng là lĩnh vực quan trọng thứ ba trong HTTT. Với những kỹ sư HTTT có kinh nghiệm sẽ đảm nhận các công việc thiết kế, vận hành, giám sát hệ thống mạng, đảm bảo an toàn và bảo mật đồng thời có được thông tin chi tiết về kỹ thuật xâm nhập của hacker, từ đó ngăn chặn sự phá hoại của các hacker đó. 

Bên cạnh đó, việc làm song song trong công việc quản trị mạng của các kỹ sư HTTT còn gồm có thiết kế và duy trì tường lửa hoặc xác định và sửa chữa các lỗ hổng trong mạng của một tổ chức. Thực hiện triển khai, giám sát các hệ thống đồng thời kịp thời phát hiện những tấn công từ bên ngoài. Tất cả những công việc này đều nhằm mục đích đảm bảo an ninh thông tin người dùng, doanh nghiệp và quốc gia.

Tư vấn viên liên quan đến hệ thống thông tin

HTTT là ngành học có sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông. Mục đích chính của HTTT là thu thập,  phân phối dữ liệu thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, đây là ngành học có tính ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý dữ liệu, làm cơ sở đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Đảm nhận một vai trò không nhỏ nên nhiều kỹ sư đã được mời về các công ty, doanh nghiệp để đảm nhận công việc tham vấn các vấn đề liên quan đến thông tin quản lý cho các lãnh đạo.

Giám đốc công nghệ thông tin

Với những kỹ sư công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý trên 10 năm kinh nghiệm có thể tham gia ứng tuyển vị trí giám đốc CNTT. Bởi đảm nhận vị trí này buộc phải là người giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tất cả các ngành trong công nghệ thông tin và đồng thời có năng lực quản lý. Giám đốc CNTT là người chịu trách nhiệm cho quá trình vận hành, xử lý thông tin của tổ chức.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Thông Tin Chuyên Ngành Tin Học Ứng Dụng

???? Lịch Sử Hình Thành Ngành Công Nghệ Thông Tin Có Gì Thú Vị?

Giảng viên đại học chuyên ngành hệ thống thông tin

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT, cơ hội việc làm trong ngành này cực kỳ lớn. Nhưng các vị trí việc làm đối với CNTT cực kỳ áp lực và có tính thực hành cao. Với những bạn có thành tích học tập xuất sắc và yêu thích giảng dạy, các bạn có thể lựa chọn vị trí giảng viên chuyên ngành hệ thống thông tin trong bộ môn phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Đây là một ngành mới tại Việt Nam và số lượng đào tạo ngành học này hiện tại chưa nhiều.

Giảng viên đại học chuyên ngành hệ thống thông tin
Giảng viên đại học chuyên ngành hệ thống thông tin

Từ những thông tin trên đây có thể thấy, ngành CNTT là ngành học mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ, nhất là trong thời kỳ Internet bùng nổ như hiện nay. Nếu là người có tư duy logic, sáng tạo, đam mê CNTT bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các ngành công nghệ phần mềm, thiết kế đồ họa, mạng và truyền thông tại trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng nhé.

Với môi trường đào tạo hiện đại, đội ngũ giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm, cơ hội thực tập trải nghiệm rộng mở, ĐH Đông Á chắc chắn sẽ là môi trường học tập tốt bạn nên lựa chọn.

>>> Xem thêm: Trường nào đào tạo ngành công nghệ thông tin tốt

Trên đây là những chia sẻ về công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thông tin mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này và những triển vọng, cơ hội việc làm để đưa ra định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *