Kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế nên học ngành nào?

Kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế nên học ngành nào?

Với nền xu thế hội nhập, kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế đang trở thành 2 ngành hot nhất hiện nay. Bạn đang phân vân và chưa biết lựa chọn ngành nào cho phù hợp với bản thân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây để có lựa chọn chính xác nhé! 

Phân biệt thương mại quốc tế và kinh doanh quốc tế

Cả 2 ngành thương mại quốc tế và kinh doanh quốc tế đều thuộc lĩnh vực kinh tế. Chúng đều liên quan đến mọi hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Thế nhưng đối tượng nghiên cứu cụ thể của 2 ngành có sự khác biệt. 

Thương mại quốc tế

Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành thương mại quốc tế trong nội dung dưới đây:

Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế

Định nghĩa

Thương mại quốc tế (International Commerce) là sự trao đổi hàng hóa cũng như dịch vụ của các nước trên thế giới thông qua hoạt động xuất – nhập khẩu. Mối quan hệ giữa người bán và người mua hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia là mối quan hệ kinh tế.

Đặc điểm

  • Hàng hóa và dịch vụ đều là đối tượng giao dịch trong thương mại quốc tế.
  • Các chủ thể tham gia thương mại quốc tế bao gồm: chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức hay tập đoàn kinh tế.
  • Phạm vi hoạt động của thương mại quốc tế thường diễn ra trên thị trường thế giới. Tuy nhiên tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu thì hoạt động có thể là thị trường toàn thế giới, khu vực hoặc nước xuất – nhập khẩu.
  • Đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao là phương tiện thanh toán trong các giao dịch thương mại quốc tế.

Cơ hội việc làm

Các công việc mà sinh viên có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế là: Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, chuyên viên bộ phận khách hàng – thu mua, chuyên viên marketing, chuyên viên kinh doanh, giảng viên,…

Kinh doanh quốc tế

Để nắm rõ hơn về ngành học kinh doanh quốc tế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề sau:

Kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế

Định nghĩa kinh doanh quốc tế

Đây là hoạt động kinh doanh của tất cả các lĩnh vực liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, công nghệ và tri thức giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoạt động nhằm mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nói chung.

Đặc điểm KDQT

  • Hoạt động kinh doanh từ 2 hay nhiều nước trở lên có phạm vi toàn cầu.
  • Bị tác động và ảnh hưởng lớn về tiêu chí cũng như biến số mang tính môi trường quốc tế.
  • Môi trường hoạt động có nhiều biến động, khó hiểu thậm chí đối lập nhau của các hãng quốc tế khi so sánh với kinh doanh nội địa.
  • Nguyên tắc chủ đạo của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phải có có cách tiếp cận toàn cầu

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau: Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Giảng viên, chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế, chuyên viên quản lý phân phối,…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nên học ngành kinh doanh quốc tế hay thương mại quốc tế?

Kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế nên học ngành nào là vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm hiện nay. Bởi 2 ngành này đều có những đặc thù riêng biệt nên việc học ngành nào tốt hơn chỉ có bản thân bạn mới có thể trả lời được. 

Nếu bạn cảm thấy tính cách cũng như đam mê của bản thân muốn làm nghề nào thì có thể lựa chọn ngành cho phù hợp. Bạn nên chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức mỗi ngày thì chắc chắn sẽ sớm thành công trên con đường đã chọn.

Kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế nên học ngành nào?
Kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế nên học ngành nào?

Sau khi đã lựa chọn được ngành phù hợp thì bạn cần chọn môi trường đào tốt để có nền móng vững chắc cho công việc tương lai. Chính vì thế Đại học Đông Á Đà Nẵng là một trong những lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Tại đây bạn sẽ được đào tạo trong môi trường đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên tâm huyết nhiệt tình. 

Tại đại học Đông Á, ngành Kinh doanh quốc tế được áp dụng phương thức xét tuyển sau:

1. Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

2. Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12)

3. Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm lớp 12

4. Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM

Tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT trên cả nước đều có thể xét tuyển vào ĐH Đông Á theo 04 phương thức này.

Các chuyên môn trong ngành kinh doanh quốc tế gồm: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nghiệp vụ Logistics, đầu tư quốc tế, quản trị doanh nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực và nắm vững kiến thức về kinh doanh và thương mại quốc tế trong môi trường đa quốc gia, có năng lực ngoại ngữ vượt trội, kỹ năng làm việc nhóm, thích ứng nhanh.

Cùng với đó chương trình đào tạo kết hợp với thực hành thực tế giúp bạn dễ dàng cọ xát thực tế và học hỏi thêm những điều bổ ích. Bạn còn được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng truyền thông,… để thêm tự tin khi bước vào đời.

Hy vọng rằng với những chia sẻ chi tiết trên đây về kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế, bạn có thể lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân. Chúc bạn sẽ phát triển tốt với những quyết định của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *