Hiện nay kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế là 2 chuyên ngành phát triển mở rộng. Điều này khiến nhiều bạn đặt ra câu hỏi rằng học ngành nào tốt hơn, điểm khác nhau giữa 2 chuyên ngành này là gì? Do đó bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giúp các bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng bỏ qua nhé.
Định nghĩa kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế
Trước khi tìm điểm khác biệt giữa ngành kinh doanh quốc tế và kinh tế đối ngoại thì chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa của chúng. Cụ thể như sau:
Kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại được hiểu là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ trao đổi giữa 2 lãnh thổ, địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác. Chẳng hạn như: đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác.
Đối với ngành này thì chương trình đào tạo sẽ tập trung vào kiến thức chuyên sâu trong các môn học như: Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải quan…
Kinh doanh quốc tế là gì?
KInh doanh quốc tế là một chuyên ngành năng động, mang tính toàn cầu. Có thể hiểu kinh doanh quốc tế là toàn bộ hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia. Mục đích để thỏa mãn mục tiêu kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
Điểm giống nhau của 2 ngành kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế
Điểm giống nhau đầu tiên của 2 chuyên ngành này là 2 ngành thuộc khoa Quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Trong đó ngành kinh tế đối ngoại thuộc khoa kinh tế, kinh tế quốc tế là một chương trình đào tạo nằm trong ngành cùng tên gọi. Đây là 2 chuyên ngành khác nhau do đó nội dung chương trình đào tạo sẽ có những điểm khác nhau nhất định.
Điểm khác nhau giữa 2 ngành là gì?
Kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế sẽ có những điểm khác nhau như sau:
Điểm khác nhau | Kinh tế đối ngoại | Kinh doanh quốc tế |
Về Hàm lượng kiến thức | Kiến thức về kinh tế nhiều hơn so với kinh doanh. | Hàm lượng kiến thức về kinh doanh nhiều hơn kinh tế. |
Chương trình đào tạo | Chương trình đào tạo tập trung vào ứng dụng thực tế nhiều hơn trong các môn học, không đi sâu vào môn mang tính vĩ mô. Bao gồm nội dung kinh tế ứng dụng và kinh doanh quốc tế. | Kinh doanh quốc tế thì chỉ bao gồm nội dung về kinh doanh |
Cơ hội việc làm sau khi ra trường | Sinh viên có thể vừa làm việc ở các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp hoặc làm việc tại những cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. | Sinh viên ngành kinh doanh quốc tế thì khi ra trường sẽ thiên hướng làm việc trong các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài. |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nên học ngành nào dễ xin việc?
Kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế thì mỗi ngành đều có cơ hội việc làm mở rộng trong xã hội hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu nghề nghiệp mong muốn của bạn sau này mà có thể lựa chọn ngành học phù hợp.
Đối với ngành Kinh doanh quốc tế
Đây là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, nhu cầu nhân lực rất lớn. Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như:
- Trở thành chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách tại những cơ quan quản lý nhà nước.
- Trở thành chuyên viên nghiên cứu thị trường.
- Sinh viên có thể trở thành đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài hoặc của nước ngoài tại Việt Nam.
- Trở thành chuyên viên quản lý phân phối.
- Làm việc ở vị trí quản lý phân phối.
- Trở thành quản lý thương mại quốc tế.
- Làm việc ở vị trí xuất nhập khẩu.
- Sinh viên có thể trở thành chuyên viên kinh doanh quốc tế.
- Làm việc ở vị trí chuyên viên đầu tư quốc tế.
- Trở thành chuyên viên hậu cần kinh doanh.
- Bạn có thể trở thành chuyên viên marketing, chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế.
- Ngoài ra cũng có thể trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực kinh doanh.
Đối với ngành kinh tế đối ngoại
Đối với sinh viên ngành kinh tế đối ngoại thì cơ hội việc làm cụ thể như sau:
- Bạn có thể trở thành chuyên viên phòng kinh doanh.
- Trở thành chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Sinh viên có thể trở thành chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế.
- Làm việc ở vị trí giảng viên giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ thông tin phân biệt ngành kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân, đồng thời có niềm đam mê theo đuổi mãnh liệt với nó.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!