Nghề giáo viên luôn được xem là một trong những ngành nghề có mức lương ổn định. Nếu bạn nghĩ mức lương của giáo viên tiểu học ở tất cả các cơ sở giáo dục đều như nhau thì có thể bạn đã nhầm. Các thầy cô hãy cùng tìm hiểu về cách tính lương giáo viên tiểu học năm 2021 mới nhất để biết được mức thù lao mình có thể nhận được đúng với trình độ và công sức của mình nhé.
Bậc lương của giáo viên tiểu học mới nhất 2021
Theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Nghị định được ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể quy định như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29 sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số 2.34 đến hệ số 4.98.
- Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28 sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số 4.00 đến hệ số 6.38.
- Giáo viên tiểu học hạng I có mã số V.07.03.27 sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số 4.40 đến hệ số 6.78.
Cách tính lương giáo viên tiểu học năm 2021
Mới đây, quốc hội đã thông qua quyết định không tăng lương cơ sở năm 2021 theo lộ trình mà vẫn sẽ áp dụng mức lương cơ sở cũ là mức 1.49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Nguyên nhân của quyết định này là do chưa thể cân đối được nguồn để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và các khoản trợ cấp trong năm 2020 và 2021. Do đó, mức lương giáo viên tiểu học năm 2021 sẽ được tính theo công thức:
Mức lương từ 01/07/2020 = 1.490.000/tháng x hệ số lương hiện hưởng + phụ cấp hiện hưởng
Như vậy, dựa vào cách tính lương giáo viên tiểu học năm 2021, các thầy cô có thể tự tính ra mức lương mình được nhận dựa vào hệ số lương hiện hưởng và mức phụ cấp hiện hưởng của mình.
Đại học Đông Á công bố tuyển sinh giáo dục tiểu học năm 2021 với 3 hình thức xét tuyển. Các bạn thí sinh hãy tìm hiểu ngành giáo dục tiểu học thi môn gì để chuẩn bị kiến thức và lập kế hoạch học tập thật tốt để giành cơ hội xét tuyển vào đại học Đông Á ngay nhé!
Cách bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Viên chức sau khi đã được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định trong Thông tư liên tịch số 21/201/TTLT-BGDĐT-BNV. Nếu đạt các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định trong Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Cụ thể như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
- Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
- Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28).
Trong trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng được quy định tại Điều 4 Thông tư này thì sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
- Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28), khi trúng tuyển trong kỳ thi/ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27)
- Đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng, sau khi kết thúc thời gian thực tập theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá kết quả. Nếu đạt yêu cầu thì sẽ được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã trúng tuyển.
=> Tìm hiểu thêm: Chất lượng giáo dục tiểu học là gì?
Bảng lương giáo viên tiểu học 2021
Để các thầy cô và các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về hệ số lương và mức lương cụ thể của giáo viên tiểu học ở các cấp bậc, xin mời các bạn xem bảng lương giáo viên tiểu học năm 2021 dưới đây:
STT | Nhóm ngạch | Bậc I | Bậc II | Bậc III | Bậc IV | Bậc V | Bậc VI | Bậc VII | Bậc VIII | Bậc IX |
1 | Giáo viên tiểu học hạng III | |||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Lương | 3.487 | 3.978 | 4.470 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.420 | |
2 | Giáo viên tiểu học hạng II | |||||||||
Hệ số | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | ||
Lương | 5.960 | 6.467 | 6.973 | 7.480 | 7.986 | 8.493 | 9.000 | 9.506 | ||
3 | Giáo viên tiểu học hạng I | |||||||||
Hệ số | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | ||
Lương | 6.556 | 7.063 | 7.569 | 8.076 | 8.582 | 9.089 | 9.596 | 10.102 |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chế độ phụ cấp đối với nghề giáo viên
Ngoài mức lương chính thức, giáo viên tiểu học còn được nhận một số khoản phụ cấp theo quy định như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Mức hưởng phụ cấp được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp ưu đãi = lương cơ sở x [hệ số lương hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi
Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi trong khoảng 25%-50% tùy thuộc đối tượng giáo viên và địa phương công tác.
Phụ cấp thâm niên
Theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP, giáo viên đang giảng dạy, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập có thời gian từ đủ 05 năm trở lên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên.
Mức phụ cấp thâm niên = 5% x [mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]
Từ các năm sau, mỗi năm phụ cấp thâm niên tăng 1%. Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục 2019, từ 01/07/2019, phụ cấp thâm niên được bãi bỏ.
Phụ cấp thu hút
Giáo viên công tác tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng thêm mức phụ cấp thu hút.
Mức phụ cấp này bằng 70% mức tiền lương hằng tháng được hưởng. Thời gian giáo viên được nhận phụ cấp này là thời gian thực tế làm việc tại địa phương và không quá 05 năm.
Ngoài các khoản phụ cấp trên, còn một số khoản phụ cấp đặc thù khác của riêng nghề giáo viên như: phụ cấp với nhà giáo là nghệ nhân, phụ cấp với giáo viên làm việc lâu năm tại địa bàn đặc biệt khó khăn, phụ cấp với giáo viên dạy người khuyết tật,…
Tất cả phụ cấp mà một giáo viên được hưởng cùng với lương hiện thưởng sẽ ra mức lương mới của giáo viên tiểu học năm 2021.
Như vậy, với những thông tin và cách tính lương giáo viên tiểu học 2021, các thầy cô và các bạn đã có cái nhìn tổng quan về mức lương và các chế độ phụ cấp mà một giáo viên có thể nhận được. Các thầy, cô có thể áp dụng các công thức tính như đã đề cập ở trên để tính toán ra mức lương mà mình sẽ được hưởng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết này, đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á gồm các ngành: Ngành Giáo dục Mầm non, Ngành Giáo dục Tiểu học & Ngành Tâm lý học.
Với tầm nhìn trở thành khoa sư phạm uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên, Khoa Sư Phạm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các tổ chức và trường đại học khác để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam và toàn cầu.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á cam kết mang lại chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.