• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học là gì?

Làm thế nào để biết được chất lượng của một trường tiểu học đạt chuẩn hay không là vấn đề thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Sau đây là một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học chi tiết bạn đọc có thể tham khảo.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về tổ chức và quản lý tại Tiểu Học

Một là, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về cơ cấu tổ chức bộ máy trường tiểu học cần phải có:

  • Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và hội đồng
  • Tổ chức Công đoàn, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;
  • Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

Hai là, tiêu chuẩn về lớp học, số học sinh và điểm trường trong việc.

  • Tổ chức lớp học
  • Số lượng học sinh trong một lớp;
  • Vị trí của trường và điểm trường.

  Ba là, tiêu chuẩn về cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ thuộc tổ chuyên môn, tổ văn phòng. 

  • Có cơ cấu tổ chức;
  • Kế hoạch hoạt động tổ được xây dựng và sinh hoạt theo tuần, tháng, học kỳ, năm học theo quy định;
  • Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của tổ.

Bốn là, tiêu chuẩn trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật; Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục. Tất cả đều nhằm đảm bảo việc thực hiện quy chế một cách dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

  • Nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng; sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương; Sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của những cơ quan quản lý giáo dục;
  • Báo cáo theo định kỳ và đột xuất dựa theo quy định đã đề ra;
  • Đảm bảo việc thực hiện quy chế một cách dân chủ 

Năm là, tiêu chuẩn trong quản lý hành chính và thực hiện các phong trào thi đua.

  • Cung cấp đầy đủ hồ sơ phục vụ cho các hoạt động giáo dục nhà trường
  • Các hồ sơ văn bản được lưu trữ đầy đủ và khoa học
  • Vận động, tổ chức và duy trì các cuộc thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

Sáu là, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học trong việc quản lý các hoạt động giáo dục, cán bộ công nhân viên, học sinh và tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.

  • Các hoạt động giáo dục và học sinh được quản lý nghiêm ngặt
  • Tiến hành tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định
  • Phục vụ tốt các hoạt động giáo dục thông qua việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, đất đai và cơ sở vật chất.

Bảy là, tiêu chuẩn trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác phòng chống nạn bạo lực học đường, dịch bệnh, thiên tai và tệ nạn xã hội ở trong trường.

  • Đề ra những phương án nhằm đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống tai nạn, cháy nổ, thiên tai, … và các tệ nạn xã hội ở nhà trường;
  • Tạo môi trường an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên hoạt động
  • Tuyệt đối không kỳ thị, vi phạm về giới cũng như bạo lực trong nhà trường.
Vị trí và điểm trường là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục
Vị trí và điểm trường là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục

Tiêu chuẩn đánh giá về cán bộ, giáo viên và học sinh

Một là, tiêu chuẩn đánh giá năng lực trong việc triển khai hoạt động giáo dục của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.

  • Đối với hiệu trưởng phải đạt từ 4 năm dạy học trở lên còn phó hiệu trưởng từ 2 năm trở lên (không tính thời gian tập sự);
  • Đạt loại khá trở lên hàng năm theo quy định
  • Tham gia bồi dưỡng và tập huấn về chính trị, quản lý giáo dục theo quy định.

Hai là, đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về số lượng cũng như trình độ đào tạo của các giáo viên.

  • Đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu giáo viên dạy các môn học bắt buộc
  • Có giáo viên dạy các môn: Mỹ Thuật, Âm Nhạc, Ngoại Ngữ, Thể Dục và Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo quy định;
  • Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó với miền núi, vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo đạt chuẩn 20% trở lên và 40% trở lên với các vùng khác.

Ba là tiêu chuẩn đánh giá kết quả đánh giá và xếp loại các giáo viên nhằm đảm bảo quyền lợi của giáo viên.

  • Đảm bảo giáo viên đạt loại trung bình 100% trong xếp loại chung cuối năm, trong đó có tối thiểu 50% đạt loại khá
  • Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt tối thiểu 5%;
  • Đảm bảo các quyền lợi của giáo viên theo quy định Điều lệ trường tiểu học và pháp luật.

Bốn là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tiểu học về số lượng, chất lượng và chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên trong nhà trường.

  • Số lượng nhân viên đúng như quy định;
  • Trình độ các nhân viên thuộc vị trí kế toán, văn thư, y tế, công tác thư viện và thiết bị dạy học đạt trung cấp trở lên theo chuyên môn; Những vị trí khác nhân viên khác thì nhân viên sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ cho phù hợp
  • Đảm bảo chế độ và chính sách để các nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định.

 Năm là, tiêu chuẩn về học sinh nhà trường trong việc đáp ứng yêu cầu theo quy định.

  • Quy định về độ tuổi học sinh;
  • Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học sinh và các hành vi mà học sinh không được phép làm theo quy định;
  • Quyền học sinh được đảm bảo theo quy định.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tiêu chuẩn đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Một là, tiêu chuẩn về biển trường, khuôn viên, cổng trường, tường, hàng rào bảo vệ, sân chơi và bãi tập theo quy định.

  • Diện tích và các yêu cầu xanh, sạch, đẹp và thoáng thoáng mát trong khuôn viên;
  • Về cổng, biển trường, tường và hàng rào bao quanh;
  • Sân chơi và bãi tập.

Hai là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về phòng học, bảng và bàn ghế cho giáo viên, học sinh.

  • Yêu cầu các trang thiết bị trong phòng học về số lượng, quy cách và chất lượng.
  • Đảm bảo bàn ghế đạt kích thước, kết cấu, vật liệu, kiểu dáng và màu sắc 
  • Bảng trong lớp học đạt về kích thước, màu sắc và cách treo 

Ba là, tiêu chuẩn về khối phòng, trang thiết bị văn phòng trong công tác quản lý, dạy và học theo quy định.

  • Yêu cầu về khối phòng phục vụ học tập, hành chính quản trị, khu nhà ăn và nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo theo quy định;
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, thuốc và tủ thuốc
  • Để phục vụ công tác quản lý, giảng dạy cần các loại máy văn phòng (như máy tính, máy in) và có kết nối mạng internet.
Tiêu chuẩn đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Tiêu chuẩn đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị (Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo)

Bốn là, tiêu chuẩn trong công tác đánh giá về công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch và thoát nước; nhà để xe; thu gom rác đáp ứng các yêu cầu hoạt động giáo dục.

  • Xây dựng công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Đồng thời đảm bảo vị trí phù hợp với cảnh quan của trường học, thuận tiện và sạch sẽ;
  • Có nhà để xe cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh;
  • Đảm bảo việc cung cấp nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng; có hệ thống thoát nước và thu gom rác đạt yêu cầu.

Năm là, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập.

  • Đảm bảo thư viện đạt tiêu chuẩn theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Đáp ứng về nhu cầu nghiên cứu và dạy học
  • Cập nhật. bổ sung thêm sách, báo và tài liệu tham khảo mỗi năm.

Sáu là, tiêu chuẩn các thiết bị, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng chúng.

  • Thiết bị dạy học tối thiểu nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập 
  • Sử dụng và tự thiết kế các thiết bị dạy học của giáo viên theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Thiết bị đồ dùng phải thống kê, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung hằng năm.

Tiêu chuẩn về quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội

Một là, tiêu chuẩn trong việc tổ chức và năng suất hoạt động của phòng Ban đại diện cha mẹ học sinh.

  • Việc tổ chức, quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm và các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cần đảm bảo;
  • Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh diễn ra suôn sẻ  ;
  • Thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, ban đại diện để đóng góp ý kiến về công tác quản lý và giáo dục của nhà trường. Đồng thời đóng góp ý kiến cho các hoạt động ban đại diện và giải quyết các kiến nghị của phụ huynh.

Hai là, đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về hoạt động nhà trường chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời phối hợp với tổ chức đoàn thể địa phương nhằm kêu gọi vốn đầu tư xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

  • Chủ động đề xuất các kế hoạch và biện pháp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để phát triển nhà trường;
  • Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn thông qua việc kết hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương
  • Kêu gọi vốn và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tự nguyện; xây dựng và tăng cường thêm về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Tặng thưởng trẻ học giỏi và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn khuyết tật.

Ba là, đánh giá nhà trường trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương. Huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc cho học sinh để thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

  • Giáo dục học sinh về các truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc thông qua việc phối hợp hiệu quả với tổ chức, đoàn thể;
  • Bảo tồn khu di tích lịch sử và công trình văn hóa, cách mạng. Viếng thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng có tại địa phương;
  • Tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học. Tạo điều kiện cho cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu và kế hoạch giáo dục. Hiện nay, với mỗi trường đại học sẽ có các phương thức tuyển sinh với các tiêu chí khác nhau để phù hợp với nhu cầu tuyển sinh của từng trường. Vậy ngành Giáo dục Tiểu học thi khối nào tại các trường đại học. Hãy tham khảo thông tin để lựa chọn cho mình khối thi phù hợp nhất nhé!

Tiêu chuẩn đánh giá về hoạt động và kết quả giáo dục

Một là đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học và các quy định về chuyên môn cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương.

  • Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn theo mỗi năm, học kỳ, tháng và tuần;
  • Đảm bảo việc dạy các môn học đúng theo chương trình, kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng. Mỗi học sinh được dạy theo nội dung, phương pháp, thời lượng cũng như hình thức phù hợp; đảm bảo khả năng nhận thức và phát triển bền vững trong điều kiện thực tế ở địa phương;
  • Lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.

Hai là, đánh giá về các hoạt động lên lớp ngoài giờ tại nhà trường.

  • Lên kế hoạch, chương trình các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;
  • Huy động các giáo viên, nhân viên tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Ba là, đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về việc tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.

  • Ngăn chặn hiện tượng mù chữ ở địa phương bằng các việc tích cực tham gia các mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi 
  • Khuyến khích tổ chức và huy động trẻ trong độ tuổi đi học tham gia hoạt động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”
  • Đề ra các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và khuyết tật tới trường.

Bốn là, đánh giá kết quả xếp loại giáo dục của học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

  • Học sinh xếp loại trung bình đạt tỷ lệ tối thiểu 90% đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và tối thiểu 95% các vùng khác;
  • Học sinh đạt loại khá tối thiểu đạt tỷ lệ 30% với miền núi, vùng sâu, vùng xa hay hải đảo và tối thiểu là 40% các vùng khác;
  • Học sinh đạt loại giỏi tỷ lệ tối thiểu 10% với miền núi, vùng sâu, vùng xa hay hải đảo và tối thiểu là 15% ở các vùng khác.

Năm là, tiêu chuẩn về tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất và ý thức bảo vệ môi trường.

  • Đề ra các hình thức giáo dục ý thức phù hợp và tự chăm sóc sức khoẻ học sinh;
  • Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng cho học sinh
  • Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

 Sáu là, tiêu chuẩn về hiệu quả hoạt động giáo dục tại nhà trường.

  • Đáp ứng tỷ lệ học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa hay hải đảo và 95% trở lên ở các vùng khác;
  • Đảm bảo học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến chiếm từ 35% trở lên các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa hay hải đảo và 50% trở lên ở các vùng khác;
  • Sự góp mặt của học sinh trong các hội thi, giao lưu được tổ chức từ cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên.

Bảy là, tiêu chuẩn về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống và tạo cơ hội để học sinh tham gia học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

  • Thực hiện giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi học sinh;
  • Tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, sáng tạo;
  • Khuyến khích học sinh sưu tầm, tự làm đồ dùng học tập và chủ động giúp nhau trong học tập.
Tuyển sinh ngành Giáo dục tiểu học tại Đại học Đông Á đảm bảo chất lượng giảng dạy
Tuyển sinh ngành Giáo dục tiểu học tại Đại học Đông Á đảm bảo chất lượng giảng dạy

Làm sao để đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học?

Để đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học, cần có một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, các bài kiểm tra chất lượng, quản lý học sinh, đào tạo giáo viên, hợp tác giữa các bộ phận trong trường, cải tiến liên tục, đánh giá định kỳ và sử dụng công nghệ.

Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục: Các tiêu chuẩn này nên được thiết lập bởi các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm các tiêu chí như mức độ phù hợp với độ tuổi của học sinh, chất lượng giảng dạy và kiểm tra, cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Tạo ra các bài kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục: Những bài kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục được thiết kế để đo lường trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh. Chúng nên được thiết kế để đảm bảo tính khách quan và độ chính xác.

Quản lý học sinh: Để đảm bảo chất lượng giáo dục, quản lý học sinh là rất quan trọng. Giáo viên cần phải theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm đánh giá thường xuyên về trình độ, cách thức học tập và đánh giá kết quả học tập.

Đào tạo giáo viên: Giáo viên là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, giáo viên cần phải được đào tạo tốt và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ngoài ra, các giáo viên cũng cần được đào tạo về cách thức giảng dạy và đánh giá kết quả học tập.

Hợp tác giữa các bộ phận trong trường: Để đảm bảo chất lượng giáo dục, các bộ phận trong trường cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Việc này bao gồm các giáo viên, quản lý trường học, phụ huynh và học sinh. Việc hợp tác này sẽ giúp tăng cường quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất.

Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là quá trình tìm kiếm và sửa đổi các phương pháp và quy trình để cải thiện chất lượng giáo dục. Trong quá trình này, các ý kiến phản hồi của học sinh, phụ huynh và giáo viên là rất quan trọng. Đưa ra các hoạt động cải tiến liên tục, như đào tạo cho giáo viên, cập nhật sách giáo khoa, hoặc phát triển các chương trình đặc biệt để giúp các học sinh khó khăn, sẽ giúp tăng cường chất lượng giáo dục.

Thực hiện đánh giá định kỳ: Đánh giá định kỳ sẽ giúp đánh giá chất lượng giáo dục theo thời gian. Nó sẽ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề kịp thời, đồng thời giúp cải thiện chất lượng giáo dục.

Sử dụng công nghệ: Công nghệ là một công cụ hữu ích để tăng cường chất lượng giáo dục. Các ứng dụng giáo dục và phần mềm đánh giá sẽ giúp tăng cường tính chính xác và đồng nhất của quá trình đánh giá chất lượng giáo dục.

Chất lượng giáo dục tiểu học được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn cơ bản kể trên. Bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng có điều chỉnh trong từng trường hợp cụ thể.

Trên đây về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa môi trường phù hợp nhất cho con em của mình.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University