Đối với bất kỳ công ty nào thì bộ phận kế toán cũng là một vị trí quan trọng. Vậy nghề kế toán cần làm những gì? Công việc cụ thể như thế nào? Chúng tôi sẽ trả lời ngay dưới bài viết này nhé.
Đôi nét về ngành Kế Toán
Nghề kế toán có điều gì giúp bạn trong cuộc sống không? Ngành kế toán là một ngành nghề thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin về tài sản hay sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp. Khi có những thông tin hữu ích này thì các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về kinh tế – xã hội.
Kế Toán là gì?
Kế toán là gì? Kế toán là người làm các công việc như ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hoặc một cơ sở kinh doanh… Kế toán là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Có 2 loại kế toán là:
- Kế toán công: là kế toán làm việc tại những đơn vị không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
- Kế toán doanh nghiệp: là người làm việc tại các doanh nghiệp, hoạt động với mục đích chính là kinh doanh sinh lời.
Những công việc của một kế toán – Nghề kế toán cần làm những gì
Nghề kế toán có khó không? Có rất nhiều người ngay cả các bạn sinh viên kế toán khi ra trường vẫn chưa hình dung được công việc thực tế của 1 nhân viên kế toán như thế nào. Vì thế nên luôn đặt ra câu hỏi rằng “không biết nghề kế toán có nguy hiểm không”, “những khó khăn gặp phải khi làm nghề kế toán là gì?”. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp cho các bạn dễ hình dung hơn về công việc của ngành nghề này nhé.
Công việc theo ngày của kế toán
Nếu bạn là nhân viên kế toán mới vào nghề thì chắc hẳn sẽ thắc mắc về công việc hàng ngày. Cụ thể bạn sẽ có những công việc như sau:
- Thu thập và xử lý các thông tin, chứng từ kế toán, số liệu liên quan đến công ty, doanh nghiệp của mình. Chẳng hạn như: CCDC, TSCD, thu – chi tiền, xuất – nhập hàng, mua bán hàng hóa…
- Hạch toán thu chi, TSCĐ, công nợ, khấu hao, thuế GTGT và các nghiệp vụ liên quan khác.
- Tiến hành theo dõi và quản lý các công nợ.
- Trực tiếp theo dõi và tính toán chi phí, chi phí hao hụt, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất.
- Tiến hành kiểm tra và giám sát về số lượng hàng hóa Nhập – Xuất – Tồn kho.
Công việc theo tháng của kế toán – Nghề kế toán cần làm những gì
Nghề kế toán có khó không? Mỗi ngành nghề đều có những điểm khó khăn của nó. Đối với kế toán thì mức độ khó khăn sẽ tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Công việc theo tháng của một kế toán viên như sau:
- Theo dõi, giám sát và kiểm tra số liệu. Mục đích để báo cáo kho định kỳ theo tháng và định mức sản phẩm.
- Tiếp theo là tính lương theo các khoản trích cho các cán bộ công nhân viên ở công ty.
- Tiến hành lập bảng chi tiết phân bổ các loại chi phí. Chẳng hạn như chi phí trả trước ngắn – dài hạn,… Đồng thời hạch toán những khoản chi phí đã phân bổ.
- Thực hiện trích và hạch toán khấu hao tài sản.
- Kiểm kê tài sản cố định định kỳ từ 6 tháng/lần.
- Đối chiếu và cung cấp đầy đủ các số liệu chi tiết về những khoản chi phí: trả trước, trích trước hàng tháng.
- Lập báo cáo thuế cho cấp trên.
- Theo dõi và kiểm tra các hóa đơn thuế TNCN, GTGT.
- Báo cáo nội bộ theo yêu cầu của cấp trên. Chẳng hạn như: báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu,…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Công việc theo quý của kế toán – Nghề kế toán cần làm những gì
Nghề kế toán cần làm những gì vào mỗi quý. Công việc cụ thể như sau:
- Nếu như doanh nghiệp của bạn đủ điều kiện được kê khai thuế GTGT theo quý thì kế toán sẽ phải thực hiện lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý.
- Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quý.
- Lập báo cáo nội bộ theo quý khi cấp trên yêu cầu.
- Tổng hợp tất cả số liệu hạch toán. Đồng thời lập bảng cân đối chi phí phát sinh tài khoản.
- Tiến hành kiểm tra và đối chiếu từng phần số liệu với sổ cái.
Công việc theo năm của kế toán
Đối với ngành kế toán sẽ còn được chia công việc thành đầu năm và cuối năm.
– Đầu năm
- Kế toán viên sẽ phải nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp này đã và đang hoạt động. Nếu như doanh nghiệp của bạn mới thành lập thì sẽ phải nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài.
- Thực hiện chuyển lãi lỗ về tài chính năm cũ đồng thời hạch toán chi phí thuế môn bài cho năm tài chính mới.
– Cuối năm
- Kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
- Tiến hành kiểm tra số dư cuối kỳ đã khớp với các báo cáo chi tiết hay chưa.
- Lập bảng cân đối cho số phát sinh tài khoản năm.
- Lập tờ khai thuế TNDN, TNCN.
- Tiến hành lập các báo cáo tài chính.
- Lập báo cáo quản trị khi được cấp trên yêu cầu.
- In các sổ sách như: sổ quỹ, sổ chi tiết, ngân hàng…theo quy định.
Trên đây là những chia sẻ về “nghề kế toán cần làm những gì”. Mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về công việc cũng như trách nhiệm khi làm ngành nghề này. Chúc bạn thành công.
Khoa Tài Chính Kế Toán tại Đại học Đông Á đào tạo hệ đại học chính quy gồm hai chuyên ngành: Kế Toán và Tài Chính Ngân Hàng. Với hơn 08 năm phát triển từ Bộ môn Tài chính – Kế toán, Khoa đã trở thành trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng chương trình đào tạo đổi mới giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và đạt được thành công trong sự nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến môi trường học tập hiện đại, thực hành thực tế và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.