• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Đạo đức nghề nghiệp kế toán – Những nguyên tắc cần nắm rõ

Trong các công việc hiện nay ở xã hội thì kế toán, kiểm toán là ngành nghề mang đặc thù phải tuân thủ theo những quy định, chuẩn mực nhất định. Trong đó đạo đức nghề nghiệp kế toán là điều vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ chuẩn mực đạo đức của ngành kế toán kiểm toán. Cùng theo dõi nhé. 

Nguyên tắc đạo đức về tính chính trực

Đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến là nguyên tắc về tính chính trực. Nguyên tắc này yêu cầu mọi kiểm toán viên, kế toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả những mối quan hệ chuyên môn của mình. Ngoài ra, tính chính trực ở đây cũng yêu cầu người nhân viên kế toán phải hành xử một cách công bằng, đáng tin cậy. 

Đạo đức nghề nghiệp kế toán là phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả những mối quan hệ chuyên môn của mình
Kế toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả những mối quan hệ chuyên môn của mình

Nguyên tắc về tính khách quan

Đạo đức nghề nghiệp của kế toán tiếp theo là nguyên tắc về tính khách quan. Nguyên tắc này yêu cầu tất cả kiểm toán viên, kế toán viên chuyên nghiệp phải có sự khách quan. Tuyệt đối không để xung đột lợi ích, sự thiên vị hay ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khác làm chi phối đến các xét đoán chuyên môn hay kinh doanh của mình.

Nguyên tắc về tính bảo mật

Đạo đức nghề nghiệp kế toán cụ thể về nguyên tắc tính bảo mật. Đối với một kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp thì tuyệt đối không được: 

  • Không được tiết lộ các thông tin mình có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh ra ngoài công ty khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền. Ngoại lệ là khi bạn có quyền hoặc nghĩa vụ phải công bố theo quy định của pháp luật hay hướng dẫn của tổ chức nghề nghiệp.
  • Không sử dụng thông tin mật mà mình có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh để phục vụ cho lợi ích cá nhân hay tiết lộ cho bên thứ 3.
  • Một kiểm toán viên, kế toán viên chuyên nghiệp thì phải duy trì việc bảo mật thông tin cho doanh nghiệp ngay cả trong môi trường ngoài công việc.
  • Luôn cảnh giác với rủi ro rằng tiết lộ thông tin một cách không cố ý. Đặc biệt là đối với những đối tác thân thiết trong công việc kinh doanh hay đối với thành viên có quan hệ gần gũi hoặc trực tiếp.

Nguyên tắc về tư cách trong nghề nghiệp

Đạo đức nghề kế toán về tư cách trong nghề nghiệp là phải tuân thủ theo pháp luật và các quy định có liên quan. Tuyệt đối tránh những hành vi nào liên quan đến vi phạm pháp luật để không làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Cụ thể đối với những kế toán hay kiểm toán viên sẽ không được: 

Đầu tiên là việc cường điệu về cách dịch vụ mà họ có thể thực hiện. Ngoài ra còn về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân.

Tuyệt đối không được đưa các thông tin thất thiệt hay so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác. Điều đó sẽ làm mất uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. 

Nguyên tắc về tính thận trọng

Kiểm toán viên, kế toán viên phải thực sự thận trọng trong công việc và đảm bảo không xảy ra sai sót nào
Kiểm toán viên, kế toán viên phải thực sự thận trọng trong công việc và đảm bảo không xảy ra sai sót nào

Đạo đức nghề nghiệp kế toán đòi hỏi sự cẩn trọng, trách nhiệm và hành động phù hợp với yêu cầu công việc. Mỗi kế toán, kiểm toán viên cần có sự cẩn thận, kỹ lưỡng là kịp thời giải quyết mọi sai sót. Khi xảy ra các trường hợp sai sót thì người kế toán phải có cách xử lý nhanh chóng, chính xác. Giống như câu nói “Sai một ly đi một dặm”, cho nên điều mà kế toán, kiểm toán viên phải làm là hạn chế mọi thiếu sót gây ảnh hưởng cho công ty, doanh nghiệp mà mình làm việc. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nguyên tắc về năng lực chuyên môn

Cũng giống như các ngành nghề khác, nghề kế toán cũng đòi hỏi năng lực chuyên môn của người thực hiện. Cụ thể năng lực chuyên môn được hình thành thông qua hai giai đoạn như sau:

  • Đầu tiên là giai đoạn được được năng lực chuyên môn.
  • Tiếp đến là giai đoạn duy trì năng lực chuyên môn của mình.

Đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì? Đó là việc duy trì được năng lực chuyên môn, nắm được những kiến thức mới nhất về kỹ thuật chuyên môn và ngành nghề kinh doanh có liên quan. Khi cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên sẽ giúp các kế toán viên, kiểm toán viên phát triển và duy trì khả năng cung cấp dịch vụ đạt chất lượng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu về ngành kế toán và chia sẻ những nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp kế toán cụ thể mà những người muốn theo đuổi ngành nghề này cần phải nắm rõ. Có thể thấy không chỉ cần nâng cao năng lực chuyên môn mà kế toán viên còn phải nắm vững những quy tắc chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Chúc các bạn luôn thành công với đam mê ngành kế toán của mình nhé. 

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University