Giáo viên tiểu học là một nghề cao quý, được xã hội kính trọng và tôn vinh. Họ không chỉ là người truyền dạy tri thức mà còn là người nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ ở độ tuổi còn khá nhỏ. Để trở thành một “người lái đò” có tâm và có tầm, phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học là điều không thể không nhắc đến.
Những phẩm chất cần có của người giáo viên tiểu học
Để thành công với nghề, bạn sẽ phải có trong mình những đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và có những phẩm chất của giáo viên tiểu học sau đây:
Có đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những phẩm chất cơ bản đầu tiên. Phẩm chất này cần thiết ở mọi nghề chứ không riêng nghề giáo viên. Đạo đức trong nghề giáo có ý nghĩa quan trọng để bạn có thể trở thành một người giáo viên mẫu mực. Giáo viên cần có thái độ trung hòa, và là tấm gương cho học sinh noi theo. Bởi ở lứa tuổi này, hầu hết học sinh đều xem giáo viên của mình như thần tượng. Do đó, cách giáo viên xử sự với học sinh sẽ là những nét đẹp để các em ghi nhớ và noi theo. Không đối xử thiên vị, luôn cư xử công bằng và đặt mục tiêu giáo dục tiểu học lên hàng đầu, không chạy theo thành tích…
Là người “yêu nghề, mến trẻ”
Tính chất của nghề giáo cũng sẽ có những khó khăn, vất vả cần phải đối mặt. Do đó, nếu bạn không phải là người có nhiệt huyết với nghề thì sẽ rất áp lực. Khi bạn đam mê với nghề và làm việc với cái tâm của nhà giáo thì bạn mới có thể gần gũi và gắn bó với học sinh của mình. Bởi lẽ mục tiêu của ngành giáo dục tiểu học không chỉ là dạy kiến thức cho trẻ mà còn xây dựng nhân cách cho trẻ.
Là người có trách nhiệm
Tính trách nhiệm trong giáo dục là vô cùng cần thiết. Trách nhiệm cao sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Giáo viên có trách nhiệm sẽ có những phương pháp để theo sát, nắm bắt tình trạng học lực, tính cách và tâm lý của từng học sinh. Từ đó có những phương pháp dạy học phù hợp nhất với các em. Người có trách nhiệm sẽ luôn tự trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình để mang đến cho học sinh những kiến thức hay nhất.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Những năng lực cần có của người giáo viên tiểu học
Bên cạnh những phẩm chất cần thiết trên thì năng lực của giáo viên cũng là yếu tố quan trọng để chất lượng giáo dục được nâng cao.
Trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng
Nghề giáo yêu cầu giáo viên cần phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn tốt và sự am hiểu sâu rộng các vấn đề khác. Có như thế thì bạn mới có thể tự tin đứng lớp, giảng dạy và trả lời những câu hỏi của học sinh.
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học tích cực bậc tiểu học
Ở môi trường giáo dục, giáo viên không chỉ giảng dạy những kiến thức chuyên môn mà còn có nhiệm vụ dạy các em về đạo đức, kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống. Cho nên, nếu không được trang bị tốt về chuyên môn thì bạn sẽ không thể thành công với sự nghiệp “cầm phấn” của mình được.
Phải có các kỹ năng cần thiết
Những kỹ năng mà giáo viên tiểu học cần có đó là:
Kỹ năng giảng dạy, kỹ năng sư phạm: giọng nói to, rõ ràng và có cách diễn đạt dễ hiểu, sự tự tin và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh.
Phương pháp truyền đạt dễ hiểu là một trong những năng lực của giáo viên tiểu học rất quan trọng. Dù bạn có là người giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nhưng khả năng truyền đạt kém thì học sinh vẫn sẽ tiếp thu bài rất chậm. Cho nên, để giảng dạy hiệu quả thì bạn cần thay đổi cách tiếp cận với học sinh, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để các em dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học.
Luôn có tinh thần tự học hỏi
Kiến thức luôn được xem là vô tận. Mỗi ngày chúng ta đều có thể học thêm rất nhiều điều mới lạ. Làm trong ngành giáo dục thì bạn cần phải có tinh thần ham học hỏi để cập nhật những kiến thức mới, nâng cao trình độ của mình. Đặc biệt hiện nay, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển và có những ứng dụng trong ngành giáo dục. Nếu không cầu tiến học hỏi những kỹ năng, kiến thức mới thì bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và không thể dạy học tốt cho học sinh của mình được.
Duy trì được môi trường học tập tích cực
Duy trì môi trường học tập tích cực đóng vai trò thiết thực trong việc giúp các em học sinh yêu trường, yêu lớp hơn. Do đó, giáo viên cần có năng lực tạo được môi trường, không khí học tập thoải mái và lôi cuốn học sinh. Ở độ tuổi này, các em còn rất say mê khám phá, giáo viên không nên nhồi nhét kiến thức và bắt ép học sinh học một cách cứng nhắc. Thường xuyên tổ chức các hoạt động của lớp, trường sẽ tạo nên sự gắn kết giữa cô trò, tinh thần đoàn kết giữa các em.
ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐH ĐÔNG Á
Đăng ký xét tuyển online ngay tại đây để trở thành sinh viên Đại Học Đông Á ngay hôm nay!
Vai trò của những phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học
Không chỉ mang đến tri thức cho học sinh mà giáo viên còn là người có nhiệm vụ định hướng, rèn luyện đạo đức cho các em. Chính vì vậy, ngay ở bản thân giáo viên cần hội tụ những điều tốt đẹp. Phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học là điều kiện không thể thiếu để đánh giá chất lượng của giáo viên nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
Để việc dạy học có hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải có năng lực nghiệp vụ và chuyên môn tốt. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, giáo viên còn cần có cái tâm trong nghề thì mới hoàn thành tốt những nhiệm vụ sư phạm của mình được. Sự kết hợp hài hòa giữa năng lực và phẩm chất sẽ mang đến hoàn hảo cho chất lượng của đội ngũ giáo viên.
Hơn nữa, chương trình giáo dục ngày nay theo định hướng giáo viên không còn là trung tâm của hoạt động dạy học như trước đây. Học sinh mới là trọng tâm. Do đó, việc mà giáo viên cần làm là chuẩn bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để giúp các em tìm tòi và khám phá tri thức. Giáo viên là người giải đáp và cung cấp những định hướng cho các em trong học tập. Điều này đòi hỏi phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học ngày càng cao.
Để phát huy và rèn luyện những năng lực cần có của một giáo viên thì việc lựa chọn môi trường để học tập cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành giáo dục tiểu học, trong đó Đại học Đông Á cũng là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bạn trẻ. Với chương trình học được nghiên cứu và phát triển một cách bài bản, sinh viên ra trường sẽ có những chuẩn đầu ra phù hợp với các tiêu chí tuyển dụng của các đơn vị trong ngành. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi trường chất lượng để theo đuổi đam mê của mình thì hãy tham khảo ngành giáo dục tiểu học tại Đông Á ngay nhé.
CƠ HỘI TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG TƯƠNG LAI BẰNG CÁCH XÉT TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á!
Làm sao để phát huy phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học?
Giáo viên tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng, kiến thức cơ bản của các em học sinh. Để phát huy phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, hội thảo hoặc chương trình đào tạo thường xuyên.
- Tạo điều kiện để giáo viên tiểu học phát triển năng lực bằng cách cung cấp các tài liệu, sách báo, tạp chí và các nguồn tài nguyên khác.
- Khuyến khích giáo viên tiểu học tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham gia các cuộc thi, đóng kịch, tham gia các câu lạc bộ, các hội thảo hoặc các khóa học nâng cao trình độ.
- Tạo môi trường làm việc tốt, bao gồm cung cấp các thiết bị, phương tiện, không gian làm việc và các tiện nghi khác để giúp giáo viên tiểu học làm việc hiệu quả hơn.
- Cung cấp phản hồi và động viên thường xuyên nhằm giúp họ cảm thấy được đánh giá cao và được khuyến khích để phát huy năng lực và phẩm chất tốt nhất.
- Thực hiện đánh giá chất lượng giáo viên định kỳ và có tính khách quan cũng là cách tốt nhất để giáo viên được phát huy năng lực và phẩm chất.
- Tạo cơ hội giáo viên tham gia quản lý, điều hành để giáo viên thấy được tầm quan trọng của mình trong công tác giáo dục và đóng góp vào sự phát triển của trường học.
- Khuyến khích giáo viên tiểu học tìm kiếm và áp dụng công nghệ giáo dục để nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo cảm hứng cho học sinh.
- Tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh để tiếp cận, thấu hiểu tâm lý của học sinh để giúp họ giảng dạy và hướng dẫn học sinh tốt hơn.
Để phát huy phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học, nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên được đào tạo, phát triển năng lực và được đánh giá chất lượng công việc một cách khách quan. Cùng với đó là tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, khuyến khích giáo viên áp dụng công nghệ giáo dục và tham gia quản lý, điều hành của trường học.
Nếu bạn quan tâm và muốn học ngành sư phạm tiểu học, hãy tìm hiểu ngành sư phạm tiểu học thi khối nào để chuẩn bị hành trang kiến thức, tự tin đăng ký xét tuyển vào trường bạn nhé!
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á gồm các ngành: Ngành Giáo dục Mầm non, Ngành Giáo dục Tiểu học & Ngành Tâm lý học.
Với tầm nhìn trở thành khoa sư phạm uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên, Khoa Sư Phạm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các tổ chức và trường đại học khác để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam và toàn cầu.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á cam kết mang lại chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.