• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Tâm lý học nhân văn – Lịch sử hình thành tâm lý học nhân văn

Nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow

Tâm lý học nhân văn là hướng đến con người làm mục tiêu trọng tâm để xử lý các vấn đề liên quan. Hiện nay tâm lý học nhân văn được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trường phái tâm lý này nhé.

Tìm hiểu tâm lý học nhân văn là gì?

Khác với ngành tâm lý học tội phạm ở Việt Nam thì Tâm lý học nhân văn là sự kết hợp hài hòa của hai triết học lãng mạn và hiện sinh, và còn được gọi là tâm lý học lực lượng thứ ba. 

Tâm lý học nhân văn là một trong các ngành liên quan đến tâm lý họccoi con người làm trọng tâm, một thực thể biểu tượng có khả năng tư duy về hiện hữu mình, mang lại những giá trị nhân văn trong việc điều trị nội tâm của một đối tượng cụ thể, giúp vượt qua khó khăn để hòa mình với cuộc sống.

Tâm lý học nhân văn
Tâm lý học nhân văn

Lịch sử tâm lý học nhân văn

Vào đầu thập niên 1960, một phong trào được mệnh danh là tâm lý học lực lượng thứ ba đã được khởi xướng bởi nhóm nhà triết học do Abraham Maslow cầm đầu.

Theo các nhà triết học này, trường phái hành vi và trường phái tâm học đã bỏ quên một số thuộc tính quan trọng của con người. Cái thiếu sót chính là những thông tin có thể giúp chúng ta làm cho người bình thường trở nên khỏe mạnh hơn. Điều đó có nghĩa giúp họ đạt hết mức tiềm năng của họ.

Lịch sử hình thành tâm lý học nhân văn
Lịch sử hình thành tâm lý học nhân văn

Điều cần thiết để có một mô hình về con người nhấn mạnh tính độc đáo của họ và các khía cạnh tích cực hơn là tiêu cực của họ. Và đây cũng chính là cái mà tâm lý học lực lượng thứ ba nhằm cung cấp.

Mặc dù chỉ mới phổ biến trong các thập niên 1970 và 1980, nhưng tâm lý học lực lượng thứ ba lại mờ nhạt trong thập niên 1980. Thế nhưng trường phái này vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong tâm lý học hiện đại.

Trước khi quyết định theo đuổi một ngành nghề nào đó chắc hẳn các bạn sẽ tìm hiểu sơ lược những thông tin liên quan đến ngành đó ra sao. Cụ thể trong ngành này câu hỏi đặt ra chính là Tâm lý học là gì? Cơ hội việc làm ngành tâm lý học ra sao? Cùng tìm hiểu vấn đề này tại website tuyển sinh đại học Đông Á để hiểu rõ hơn nhé!

Các học giả nổi tiếng của tâm lý học nhân văn

Dưới đây là một số học giả nổi tiếng của tâm lý học nhân văn chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn:

Nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow

Maslow (01/04/1908) sinh ra và lớn lên tại Brooklyn – New York. Ông là con trưởng trong một gia đình có 7 anh em. Cha mẹ của ông là người Do Thái di cư từ Nga sang Hoa Kỳ. Là đứa bé người Do Thái duy nhất trong xóm, ông rất cô đơn và nhút nhát. Ông thường tìm sự ẩn náu nơi sách vở và các cuộc tìm tòi tri thức. Chính vì vậy, ông đã trở thành học sinh xuất sắc ở Boys High School tại Brooklyn và tiếp tục lên học tại City College ở New York.

Trong khi học ở City College, chiều theo ý của cha, ông đã theo học trường luật. Tuy nhiên chán học luật, ông đã bỏ sách vở và ra về. Sau một thời gian, ông vào học tại Đại học Wisconsin và sau đó đậu cử nhân vào năm 1930, thạc sĩ năm 1931 và tiến sĩ năm 1934.

Khi đang là nghiên cứu sinh ở Wisconsin, Maslow trở thành sinh viên tiến sĩ đầu tiên của nhà tâm lý học thực nghiệm nổi tiếng Harry Harlow. Luận án tiến sĩ của ông viết về đề tài sự thiết lập quyền thống trị trong một quần thể khỉ.

Nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow
Nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow

Theo như ông nhận thấy, quyền thống trị là do một sự “tín nhiệm bên trong” hơn là sức mạnh thể lý, điều này đã ảnh hưởng tới lý thuyết sau này của ông.

Ông cũng nhận thấy rằng hành vi tính dục trong quần thể khỉ cũng liên quan đến quyền thống trị và sự phục tùng, và ông tự hỏi liệu hoạt động tính dục của con người có giống như thế không.

Vào năm 1951, Maslow nhận chức trưởng khoa tâm lý học tại Đại học Brandeis ở Waltham, Massachusetts. Và trở thành nhân vật hàng đầu của phong trào tâm lý học nhân văn. Nhờ vào sự cố gắng của Maslow, một loạt sự kiện đã ra đời:

  • 1961: Tạp chí Tâm lý học nhân văn được ra đời
  • 1962: Hội các nhà Tâm lý học Nhân văn Hoa Kỳ ra đời
  • 1971: Ngành Tâm lý học Nhân văn được sáng lập.

Các đề cương của Tâm lý học nhân văn

Theo Maslow các nhà tâm lý học có các niềm tin cơ bản như sau:

  • Không có nhiều điều kiện giá trị có thể học hỏi được từ việc nghiên cứu các loài vật.
  • Thực tại chủ quan là hướng dẫn hàng đầu cho việc nghiên cứu các hành vi của con người.
  • Nghiên cứu các cá nhân mang lại nhiều thông tin hơn so với việc nghiên cứu những điểm chung của các tập thể.
  • Cố gắng khám phá những điều làm mở mang hay làm giàu cho kinh nghiệm con người.
  • Nghiên cứu phải tìm các thông tin giúp giải quyết mọi vấn đề con người
  • Mục tiêu của ngành tâm lý học chính là hình thành một mô tả đầy đủ về ý nghĩa của hiện hữu con người là gì.

Thứ bậc các nhu cầu của con người

  • Tầng 1: Nhu cầu sinh lý
  • Tầng 2: Nhu cầu về an toàn
  • Tầng 3: Nhu cầu về xã hội
  • Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng
  • Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình
Tháp nhu cầu của con người
Tháp nhu cầu của con người

Tự thể hiện mình

Con người chúng ta không ai có thể đạt tới đầy đủ tiềm năng của mình. Chính vì vậy Maslow cho rằng người tự thể hiện mình là người đã thỏa mãn thích đáng thứ bậc nhu cầu. Các tính chất của những người được xem là đã tự thể hiện mình theo Maslow bao gồm:

  • Nhận thức được thực tại chính xác và đầy đủ
  • Chấp nhận mình và người khác
  • Có sự tự nhiên và tự phát
  • Có nhu cầu riêng tư của chính mình
  • Có khuynh hướng độc lập với môi trường văn hóa
  • Có sự đánh giá liên tục đổi mới
  • Có kinh nghiệm thần bí hay tột đỉnh
  • Biết quan tâm tới mọi người
  • Thông thường sẽ có ít bạn thân
  • Có tinh thần dạo đức mạnh
  • Có đầu óc khôi hài
  • Có trí sáng tạo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Carl Rogers

Carl Rogers (1902-1987) là con thứ 4 trong gia đình có 6 anh chị em. Ông sinh ngày 8 tháng 1 tại Oak Oak, bang Illinois. Từ nhỏ ông đi học cùng trường với  Ernest Hemingway và các con của kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright.

Theo Rogers thì gia đình ông như là rất gắn bó với tôn giáo và rất sùng đạo và các  mối quan hệ với bạn bè bên ngoài không được gia đình khuyến khích. Chính vì vậy mà ông cũng cô đơn giống như Maslow.

Carl Rogers
Carl Rogers

Năm ông 12 tuổi, gia đình đã chuyển đến một nông trại cách Chicago 25 dặm về phía Tây.  Mục đích chính là để tạo nên bầu không khí trong lành và đạo đức hơn cho gia đình. Theo mong muốn của cha ông cần nông trại điều hành một cách khoa học. Nên Roger đã phát triển một sự quan tâm sâu xa đối với khoa học.

  • Năm 1919, Rogers vào Đại học Wisconsin theo ngành canh nông.
  • Năm 1924 ông chuyển sang học lịch sử và đậu cử nhân
  • Năm 1928 ông đậu thạc sĩ lâm sàng tại Đại học Columbia.
  • Năm 1931 ông đậu tiến sĩ với luận án viết về việc đo lường sự điều chỉnh nhân cách nơi trẻ em.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Rogers đến làm việc cho Ban Nghiên cứu trẻ em của Hội ngăn ngừa bạo lực đối với Trẻ em ở Rochester, New York. Nơi đây đã giúp ông có nhiều kinh nghiệm dẫn tới việc triển khai kiểu tâm lý trị liệu của riêng ông.

Lý thuyết nhân cách của Carl Rogers
Lý thuyết nhân cách của Carl Rogers

Các phê bình

Một số phê bình đối với tâm lý học nhân văn tập trung vào điểm sau:

  • Tâm lý học này đồng hóa tâm lý học hành vi với công trình của Watson và Skinner.
  • Không xét đến bản chất tích lũy của khoa học bằng cách nhấn mạnh rằng: Tâm lý khoa học không quan tâm đến các thuộc tính siêu vật của con người.
  • Mô tả về con người giống như các nhà nhân văn đề nghị, điều đó giống với các mô tả được ưa thích trong quá khứ trong lĩnh vực văn học, thi ca hay tôn giáo.
  • Phê bình thuyết hành vi, tâm phân học và tâm lý khoa học nói chung.
  • Các thuật ngữ sử dụng quá mơ hồ, không có định nghĩa rõ ràng.
Các phê bình đối với tâm lý học nhân văn
Các phê bình đối với tâm lý học nhân văn

Cống hiến

Tâm lý học nhân văn cống hiến cho khoa học tâm lý học:

  • Mở rộng lĩnh vực tâm lý học
  • Thổi một sức sống mới vào tâm lý học.
  • Nhìn thấy bản chất tốt đẹp trong con người từ đó đề cao hoài bão và nỗ lực vươn lên của con người.
  • Hướng con người tìm được bản ngã đích thực của mình.

Chắc hẳn nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý học nhân văn là gì và các học giả nổi tiếng của trường phái tâm lý học này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin có ý nghĩa và thật sự hữu ích dành cho bạn.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University