Tâm sự nghề kế toán – Điều thầm kín chỉ trong nghề mới hiểu

Có thể thấy ngành kế toán vẫn luôn được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học thì tính thực tế và cần thiết của nó đối với doanh nghiệp. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây là công việc nhẹ nhàng, lương cao… Bài viết dưới đây chúng ta sẽ chia sẻ đôi điều tâm sự nghề kế toán. Để xem những suy nghĩ trên có đúng trong thực tế không nhé. 

Nghề kế toán có phải nghề ngồi bàn giấy

Từ xưa đến nay vẫn có nhiều người nghĩ rằng kế toán là công việc ngồi bàn giấy, sáng mở sổ ra tối gập sổ lại. Tuy nhiên đối với những người theo ngành này sẽ thấy thực tế không phải như vậy. Bởi lẽ không chỉ ngồi bàn giấy để làm việc mà kế toán viên cũng phải chạy việc như đến ngân hàng làm thủ tục, vào các phòng ban để xin ý kiến…

Đã có rất nhiều câu chuyện của các bạn kế toán mới ra trường cho rằng công việc này sẽ đơn giản. Cho đến khi vào làm việc ở công ty thì khi chưa kịp ngồi nóng chỗ làm việc này lại phải đứng lên làm hàng trăm thứ việc khác. Chẳng hạn như việc ghi xuất nhập tồn, kiểm kho, phát lương, in và đếm hóa đơn, kiếm công ty đặt in hóa đơn. Hay còn phải làm những việc như pha trà, rửa chén cho sếp. Đấy là một câu chuyện có thật cho thấy kế toán không phải là công việc ngồi bàn giấy không.

Tâm sự nghề kế toán - Nghề kế toán có thực sự nhàn rỗi?
Tâm sự nghề kế toán – Nghề kế toán có thực sự nhàn rỗi?

Nghề kế toán có phải là công việc dễ dàng

Có nhiều người quan điểm nghề nghiệp của kế toán sai lệch. Như đã nói trên thì kế toán phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Thực tế có rất nhiều công việc phải làm, vô cùng áp lực. Nếu như một kế toán viên không biết cách sắp xếp công việc và giải tỏa căng thẳng thì không bao giờ gắn bó được lâu với nghề này. 

Đối với mỗi người làm kế toán thì chắc hẳn thời điểm công việc vào cuối tháng là ác mộng nhất. Bởi lẽ bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn và số lượng công việc vô cùng nhiều. Vậy công việc của ngành kế toán doanh nghiệp là gì?

  • Tổng hợp các hóa đơn, chứng từ, sổ sách và các giấy tờ cần thiết.
  • Làm báo cáo về tài chính và thuyết minh báo cáo cho doanh nghiệp.
  • Hầu hết kế toán phải đem sổ sách về nhà làm ngày làm đêm khi số lượng báo cáo càng ngày càng nhiều vào cuối tháng. 

Kế toán là một trong những ngành nghề vô cùng căng thẳng trong thời gian làm việc. Những mùa cao điểm mà kế toán rất đau đầu như mùa lập báo cáo, mùa thuế… Có thể thấy nhân viên kế toán sẽ phải làm việc theo tiêu chuẩn cho phép và mặc định. Do đó sẽ gây ra cảm giác chán nản, mệt mỏi. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nghề kế toán có phải là nghề thích thú

Có rất nhiều người trong nghề suy nghĩ về nghề kế toán là một công việc mang cảm giác khô khan, thiếu sự sáng tạo. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn có cơ sở thì kế toán còn có phần đơn điệu và làm giảm cá tính của bạn. Do đó việc ngán ngẩm trong quá trình làm việc là điều thường xuyên xảy ra. Vì vậy mà nhiều người đã phải nhảy việc. 

Ngoài ra, khi làm việc một thời gian dài tại bàn máy tính cùng sổ sách, số liệu sẽ dẫn đến tình trạng mất hứng làm việc của một kế toán viên. 

Mức lương thực tế của nghề kế toán

Mức lương của kế toán viên là bao nhiêu?
Mức lương của kế toán viên là bao nhiêu?

Điều tiếp theo chúng tôi muốn tâm sự nghề kế toán là về mức lương. Khi sống bằng lương của kế toán thì cuộc sống của bạn sẽ không đến mức chết đói nhưng cũng không được thoải mái lắm.

Chắc hẳn có nhiều người đang thắc mắc mức lương hiện tại của kế toán là bao nhiêu? Cụ thể như sau: 

  • Đối với sinh viên mới ra trường và người chưa có kinh nghiệm từ mức lương dao động từ: 3.500.000 đồng – 6.000.000 đồng.
  • Đối với người đã có 2 năm kinh nghiệm từ mức lương dao động từ: 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.
  • Những người đã có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương đề ra sẽ > 10.000.000 đồng.
  • Đối với sinh viên mới ra trường, có trình độ về ngoại ngữ thì mức lương sẽ khoảng 7.000.000 đồng.

Phía trên là mức lương cơ bản mà kế toán sẽ nhận được. Ngoài ra bạn cũng có thể có thêm nguồn thu nhập khác từ: 

  • Quà cáp từ nhà cung cấp khi họ muốn đẩy nhanh việc thanh toán công nợ.
  • Hoa hồng từ các hóa đơn vật tư hàng hóa cho công ty.
  • Nếu làm tốt công việc yêu cầu sếp có thể được nhận thưởng trực tiếp.

Tuy nhiên những nguồn thu này mang tính luồn lách, không đàng hoàng, minh bạch. Nó có thể đem đến nguồn thu nhập cho bạn trong thời gian ngắn nhưng sẽ có những rủi ro về mặt pháp luật. Vì vậy hãy trau dồi kinh nghiệm, năng lực bản thân để có thể nhận được mức lương cơ bản xứng đáng nhé. 

Bài viết trên chúng ta đã có đôi điều tâm sự nghề kế toán. Có thể thấy đây là ngành nghề có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động. Do đó những bạn muốn theo đuổi ngành kế toán thì hãy tìm hiểu kỹ về công việc, yêu cầu, mức lương và cơ hội thăng tiến cho mình nhé. Chúc các bạn thành công. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *