Với sự phát triển của vượt bậc, mang lại nhiều lợi ích, công nghệ thông tin ngày nay được đưa vào nhiều lĩnh vực trong đó có Logistics. Vậy ngành logistics là ngành gì? ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics mang lại những lợi ích gì? Bài viết sau đây sẽ tiết lộ cho các bạn ngay nhé!
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ logistics
Sau đây là một số lợi ích cơ bản các doanh nghiệp có được sau khi ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Logistics.
Giảm chi phí
Một trong những ưu điểm lớn mà chúng ta phải kể đến khi ứng dụng công nghệ thông tin là giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí trong suốt quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin mà mà doanh nghiệp có thể giảm thiểu một số chi phí, có thể kể đến như:
- Chi phí vận chuyển
- Các chi phí về nhân lực, cải thiện năng suất lao động
- Tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có, tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, từ đó giảm chi phí về nguyên vật liệu.
Tăng chất lượng dịch vụ
Việc tự động hóa, đưa máy móc, công nghệ thông tin vào vào vận hành hoạt động Logistics thay vì vận hành thủ công, sử dụng sức người sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, quá trình đàm phán, trao đổi thông tin giữa người bán và người mua thông qua công nghệ thông tin cũng đạt hiệu quả tốt hơn.
Việc tiết kiệm các khoản chi phí cùng với sử dụng hệ thống vận hành hiện đại giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Lưu trữ số liệu phục vụ thống kê, phân tích, dự báo
Các doanh nghiệp ngày nay đưa vào sử dụng các phần mềm lưu trữ dữ liệu. Các phần mềm này giúp doanh nghiệp dễ dàng thống kê, phân tích tình hình hoạt động, đưa ra các dự báo dựa trên các số liệu được lưu trữ trước đó. Lợi ích của việc ứng dụng này giúp doanh nghiệp tránh được lãng phí, thất thoát có thể xảy ra do quá trình lưu trữ thủ công thực hiện.
Tăng tính “ on-demand” giảm dư thừa
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics cũng hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch hợp lý, tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có và tránh được tình trạng dư thừa. Chi phí lưu kho, vận chuyển hàng hóa và theo dõi đơn hàng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Đồng bộ hóa thông tin
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Logistics cũng giúp các công ty đồng bộ hóa thông tin. Từ đó quản lý tốt các thông tin, dữ liệu liên quan đến quá trình vận chuyển, nguồn hàng, đơn hàng,…Doanh nghiệp có thể xử lý nhanh các sự cố, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Tìm hiểu một số ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics
Với những lợi ích không thể phủ nhận, chắc hẳn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics đều mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào doanh nghiệp của mình. Vậy cụ thể những ứng dụng này như thế nào?
Ứng dụng CNTT trong Quản lý Nhà nước về Logistics
Quản lý Nhà nước về Logistics có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong một số khía cạnh sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử
Một số cơ quan nhà nước trong ngành Logistics đã đưa hóa đơn điện tử vào ứng dụng trong tổ chức. Hóa đơn điện tử được sử dụng thay thế cho hóa đơn giấy trước đây trong mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Việc ứng dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn và rút ngắn 90% thời gian thanh toán.
Một trong những đơn vị đã áp dụng hóa đơn điện tử có thể kể đến là Cảng Hải Phòng. Khách hàng không cần đến quầy giao dịch để nhận phiếu giao hàng hoặc chờ nhận hóa đơn được gửi qua đường bưu điện như trước đây. Họ có thể nhận được bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, miễn là có internet. Ứng dụng hóa đơn điện tử cũng giúp doanh nghiệp cảng biển tiết kiệm khoảng thời gian tìm kiếm hóa đơn, bảo mật thông tin, lưu trữ và quản lý hóa đơn tốt hơn, tránh tình trạng thất lạc.
Tăng cường bảo đảm an toàn hàng hải
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải có thể kể đến các hoạt động như: xây dựng hệ thống trạm triều ký tự động, xây dựng hải đồ, hiện đại hóa hệ thống báo hiệu hàng hải, xây dựng cổng thông tin điện tử,…
Làm thủ tục điện tử cho tàu biển
Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin trong tiến hành làm thủ tục điện tử cho tàu biển, người sử dụng sẽ điền các thông tin và gửi trực tuyến các văn bản đến cơ quan hành chính Nhà nước. Toàn bộ các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng đều được thực hiện trực tuyến. Các đơn vị sẽ sử dụng phần mềm nội bộ để cập nhập và lưu trữ các thông tin của tàu thuyền đã vào cảng. Sau đó chủ động kiểm tra hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền, bằng cấp của các thuyền viên trên tàu thông qua phần mềm nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử của các đơn vị có thẩm quyền liên quan. Quá trình này được tiến hành ngay sau khi nhận được tờ khai trực tuyến thông qua Cổng thông tin để có cơ sở giải quyết thủ tục ra vào cảng cho tàu thuyền.
Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Doanh nghiệp
Hiện nay, mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics đã trở thành xu hướng, tuy nhiên chưa nhiều doanh nghiệp nội địa áp dụng được điều này. Dù vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng từng bước đưa công nghệ thông tin hiện đại vào vận hành trong doanh nghiệp của mình. Có 4 mảng hiện đang ứng dụng công nghệ thông tin mạnh nhất, có thể kể đến như:
- Ứng dụng trong vận tải đường bộ: Có thể kể đến các doanh nghiệp như Grab, Be, Gojek,…
- Tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh: Có thể kể đến các tên tuổi lớn như Lazada, Shopee, Sendo, Tiki,…
- Hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất: Một số công ty sản xuất lớn đã ứng dụng công nghệ này để sản xuất tinh gọn, đưa robots vào sử dụng trong quá trình sản xuất, bán hàng,..
- Kết hợp giữa hệ thống thông tin – tự động hóa và trí tuệ nhân tạo: Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ ứng dụng công nghệ này trong quản lý chuỗi cung ứng của mình từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Những xu hướng ứng dụng hiện tại và tương lai
Hiện tại, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Logistics là gì? Trong tương lai sẽ có những sự thay đổi nào? Sau đây là 5 lĩnh vực công nghệ thông tin hiện đại sẽ được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp trong tương lai:
Robot kho hàng
Hiện nay đã có một số doanh nghiệp đưa vào sử dụng robot kho hàng. Những robot này có khả năng phát hiện sản phẩm, lấy hàng và lấp đầy các kệ hàng một cách hiệu quả và giúp tiết kiệm thời gian.
Xe không người lái
Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics phải kể đến phương tiện xe chở hàng không người lái. Loại phương tiện này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Singapore,…Việc sử dụng xe chở hàng không người lái với lộ trình được cài đặt sẵn giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển lên tới 40% và đặc biệt là giảm tình trạng tai nạn giao thông gây tổn thất về người và hàng hóa.
Thực tế tăng cường/ thực tế ảo (augmented reality -AR)
Công nghệ thực tế ảo AR là công nghệ kết nối giữa máy tính và thực tế nhận diện của nhân viên. Công nghệ này mang đến lợi ích là giúp việc nhận biết đặc điểm của các kho hàng nhanh chóng hơn, nâng cao khả năng xử lý lưu trữ dữ liệu và sự dịch chuyển của hàng hóa.
Giao hàng theo yêu cầu (On-demand delivery)
Lĩnh vực giao hàng có ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhờ có ứng dụng tiện ích này mà khách hàng có thể đặt hàng mọi lúc mọi nơi chỉ cần có các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính có kết nối Internet. Nhờ có công nghệ thông tin mà công việc giao hàng linh hoạt hơn và nhanh chóng hơn.
Giao hàng bằng máy bay Drone và droid
Công nghệ này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc giao hàng có sự trợ giúp của robot máy bay giao hàng sẽ khắc phục được những trở ngại mà giao hàng truyền thống thường gặp phải như địa hình, thời tiết,…Nhờ có công nghệ này mà việc giao hàng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bài viết đã thông tin tới các bạn những ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích trong những bài viết tiếp theo nhé!
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!