[Cuộc cách mạng] Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở việt nam

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Vệt Nam

Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực khoa học và công nghệ làm cho máy móc có khả năng trí tuệ giống như con người. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam nhé. 

Ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo là giao điểm giữa dữ liệu lớn, học máy và lập trình máy tính. Ở phạm vi tổng quát, trí tuệ nhân tạo liên quan đến máy móc với khả năng nhận thức rộng, mô phỏng một cách chân thực. Ở phạm vi hẹp, TTNT thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ của con người và vượt qua khả năng của con người.

Ứng dụng ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 2014. Chính phủ đã phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Đồng thời phê duyệt danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Vào tháng 3/2018, nghị quyết phiên họp Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tác động và xây dựng Chiến lược quốc gia về cuộc CMCN 4.0. Công nghệ Al sẽ được  đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng. Mục đích để hình thành những chiến lược, lộ trình, giải pháp cụ thể phù hợp nhất với thực tế và tiềm năng của Việt Nam. 

Ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Một số ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, trí tuệ thật sự được chú trọng khi khái niệm CMCN 4.0 được đề cập. Dưới đây là một số ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Trong ngành thông tin và truyền thông

  1. FPT

Doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng TTNT toàn diện là FPT. Vào tháng 6/2017, FPT đã cho ra mắt FPT.AI. Đây là nền tảng dành riêng cho các lập trình viên để tạo ra các giao diện tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên. Ngoài ra còn tích hợp vào các nền tảng hội thoại như Facebook, Messenger…

Đến năm 2018, FPT.AI cho ra mắt 4 sản phẩm: nền tảng hội thoại (FPT.AI Conversation), ứng dụng trong tổng đài tự động (FPT.AI Speech), ứng dụng trong bài toán nhận dạng các loại giấy tờ tùy thân và nhận diện khuôn mặt (FPT.AI Vision), hệ cơ sở tri thức (FPT.AI Knowledge).

     2.VNPT

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam đã triển khai công nghệ TTNT trên ứng dụng quản lý đăng ký và cập nhật thông tin thuê bao SMCS Mobile. Nhờ có công nghệ này mà toàn bộ dữ liệu ảnh được bóc tách, chuyển đổi thành text và đưa thông tin vào các trường dữ liệu tương ứng. Đồng thời giúp hạn chế tối đa hiện tượng SIM rác và rút ngắn thời gian đăng ký thông tin thuê bao xuống tối đa 5 giây. 

     3.Viettel

Hiện nay Viettel đang phát triển mạnh công nghệ TTNT phân tích hình ảnh, giọng nói và hoàn thiện phần mềm trợ lý ảo. Đồng thời phân biệt các hành vi bất thường từ dữ liệu, biến những giá trị thông tin thành tài sản.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Trong ngành y tế

Về lĩnh vực y tế, Việt Nam chúng ta đang ngày càng ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đã có nhiều bệnh viện áp dụng triển khai ứng dụng IBM WFO để tư vấn hỗ trợ điều trị ung thư. IBM WFO tổng hợp hàng triệu hồ sơ bệnh án ung thư, 200 sách giáo khoa, 300 tạp chí y khoa, hơn 15 triệu trang tài liệu y văn trên thế giới liên quan tới điều trị ung thư. Bác sĩ có thể dễ dàng tìm kiếm trên 200 triệu trang tài liệu y khoa trong vòng 3 giây nhờ thuật toán tối ưu. Đồng thời có thể đưa ra gợi ý phác đồ điều trị, đưa ra các bằng chứng cho mỗi lựa chọn và cung cấp các bằng chứng thử nghiệm lâm sàng.

Trong ngành du lịch

Nhờ sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu mà ngành du lịch đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn. TTNT giúp các đơn vị du lịch giảm thời gian, nhân lực, chi phí sản xuất. Nhờ đó mà giá thành dịch vụ được giảm, lợi ích cho du khách được tốt hơn. 

Phát triển trí tuệ nhân tạo trong tương lai

Trí tuệ nhân tạo trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo trong tương lai

Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công cụ cốt lõi để tạo nên sức đột phá của các sản phẩm công nghệ ở cuộc CMCN 4.0. Tại Việt Nam, TTNT đã góp phần tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực. Những năm tiếp theo, có khả năng sẽ tập trung ứng dụng TTNT vào các lĩnh vực sau: 

  • Giao thông vận tải: Sử dụng Al trong công tác quản lý, điều hành và quy hoạch giao thông, bảo trì hệ thống công trình giao thông. Ngoài ra, TTNT cũng đang được nghiên cứu, thí điểm trong việc phát triển phương tiện thông minh, xe tự lái. 
  • Lĩnh vực thanh toán: TTNT được sử dụng để phát hiện và ngăn chặn các giao dịch lỗi. Đồng thời ngăn chặn tiềm năng  trong việc chống và phát hiện rửa tiền.
  • Lĩnh vực y tế: Dựa vào TTNT để cải thiện các kết quả sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Các ứng dụng tiềm năng của Al trong y tế có thể kể đến bao gồm: robot y tế chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ phẫu thuật, quản lý các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
  • Trong giáo dục: Tăng cường giáo dục ở tất cả các cấp. Chẳng hạn như: robot dạy học, học trực tuyến hay qua Mobile Learning…
  • Trong an ninh – xã hội: Sử dụng TTNT trong việc giải quyết các bài toán như nhận diện khuôn mặt trên cơ sở dữ liệu có sẵn, cảnh báo cột khói – camera tầm cao, tự động đeo bám đối tượng…

>>> Tham khảo thêm: Ngành khoa học dữ liệu ra làm gì

Trên đây là những ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đang sử dụng và hướng đến tương lai. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *