Cách tính điểm xét tuyển Đại học mới nhất 2024

cách tính điểm xét tuyển đại học

Không chỉ dừng lại ở mục đích công nhận tốt nghiệp, hầu hết các sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT còn hướng đến xét tuyển Cao đẳng, Đại học. Cùng với những thắc mắc về quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT, không ít bạn thắc mắc cách tính điểm xét tuyển Đại học như thế nào. Có nhiều hình thức xét tuyển Đại học và Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng công thức tính điểm xét tuyển Đại học của từng hình thức xét tuyển.

Vậy bạn đã biết cách tính điểm xét tuyển này hay chưa? Cùng theo dõi bài viết hướng dẫn chi tiết cách tính điểm xét tuyển 2024 nhé!

Có bao nhiêu cách tính điểm xét tuyển Đại học?

Theo quy chế được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, các trường Đại học, Cao đẳng có thể sử dụng nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau. Một số trường xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, một số trường lại áp dụng hình thức xét tuyển học bạ và cũng có trường kết hợp cả 2 hình thức này.

Mỗi phương thức xét tuyển sẽ có cách tính điểm khác nhau. Cùng Tuyển sinh Đông Á tìm hiểu chi tiết cách tính điểm xét tuyển Đại học 2024 theo từng trường hợp nhé!

sinh viên tính điểm xét tuyển đại học
Sinh viên tính điểm xét tuyển đại học

Cách tính điểm xét tuyển Đại học 2024 dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

Đối với các ngành không có môn nhân hệ số

Trong trường hợp này, cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

Điểm xét tuyển đại học 2024 = Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

  • Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học

Ví dụ, thí sinh có điểm thi 3 môn lần lượt Toán 6, Lý 8, Hóa 8, điểm ưu tiên 1 thì điểm xét tốt nghiệp = 6 + 8 + 8 + 1 = 23 điểm

Đối với các ngành có môn nhân hệ số

Trong trường hợp này, cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

Điểm xét tuyển đại học 2024 (theo thang điểm 40) = (Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3) x 2 + điểm ưu tiên (nếu có)

Hoặc

Điểm xét đại học (theo thang điểm 30) = (Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 x 2) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Ví dụ: thí sinh có điểm 3 môn lần lượt là: Toán 7, môn Ngữ văn 6, môn Tiếng Anh 8, điểm ưu tiên là 0. Điểm xét tuyển là 21,75 điểm.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học này trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Mức cộng điểm ưu tiên

Theo quy chế tuyển sinh Đại học, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh.

Đối với điểm ưu tiên theo đối tượng:

Mức điểm cộng Đối tượng
Cộng 2 điểm Thí sinh thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học
Cộng 1 điểm Thí sinh thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học

Đối với điểm ưu tiên theo khu vực:

Mức điểm cộng Khu vực
Cộng 0.75 điểm Khu vực 1 (KV1): Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
Cộng 0.5 điểm Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT): Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3
Cộng 0.25 điểm Khu vực 2 (KV2): Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1)
Không cộng điểm Khu vực 3 (KV3): Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học 2024 dựa trên học bạ THPT

Mỗi trường Đại học có quy chế xét tính điểm tuyển sinh Đại học dựa trên kết quả học tập THPT khác nhau. Do đó, phụ huynh và các bạn thí sinh cần nắm rõ thông tin tuyển sinh của trường. Thông thường, có một số hình thức tính điểm xét tuyển Đại học chính sau:

Tính theo tổ hợp môn

Điểm xét tuyển Đại học có thể được tính từ tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (từ học kỳ I lớp 10 đến học kỳ I lớp 12) hoặc 3 học kỳ (từ học kỳ II lớp 11 đến hết năm lớp 12). Cách tính như sau:

Điểm xét đại học (với các ngành không có môn nhân hệ số) = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Hoặc

Điểm xét đại học (thang điểm 30, có nhân hệ số) = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm M1 = (Điểm trung bình cả năm lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 môn 1)/3

Hoặc đối với một số trường sẽ tính Điểm M1 = (Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 2 lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 11 môn 1 + trung bình học kỳ 2 lớp 11 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 môn 1)/5

Điểm M2 và M3 sẽ tính tương tự với 2 môn còn lại của tổ hợp khối xét tuyển

Tính theo kết quả trung bình cả năm

Theo cách xét tuyển này, điểm xét tuyển dựa trên bảng điểm trung bình tổng kết học tập

Điểm xét đại học = Điểm trung bình cả năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Tính theo kết quả trung bình lớp 12 của tổ hợp 3 môn

Với cách tính điểm xét tuyển Đại học này, điểm số được tính như sau:

Điểm xét đại học= (Điểm TB lớp 12 môn 1 + Điểm TB lớp 12 môn 2 + Điểm TB lớp 12 môn 3)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Các cách tính điểm Đại học khác

Ngoài những cách tính điểm xét tuyển Đại học nói trên, một số trường cũng áp dụng những cách tính điểm khác như:

  • Xét điểm thi đánh giá năng lực: Ngoài phương thức xét tuyển truyền thống, một số trường Đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Kỳ thi này được các trường Đại học tổ chức riêng và có thông báo hình thức thi, quy chế tuyển sinh cụ thể.
  • Xét tuyển kết hợp: Phương pháp xét tuyển này kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau để xét tuyển Đại học. Ví dụ như kết hợp một phần kết quả thi tốt nghiệp THPT cùng chứng chỉ ngoại ngữ, kết hợp điểm trung bình học bạ hay điểm trung bình các tổ hợp xét tuyển,…
  • Quy đổi chứng chỉ quốc tế: Ngoài việc được miễn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ, các chứng chỉ quốc tế còn có thể dùng để quy đổi sang điểm ngoại ngữ khi xét tuyển Đại học. Mỗi trường sẽ có các mức điểm được quy đổi khác nhau. Các chứng chỉ hiện đang được chấp nhận quy đổi là chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật như JLPT, chứng chỉ năng lực tiếng Trung như HSK và TOCFL,…

Trên đây là chia sẻ về cách tính điểm xét tuyển Đại học cụ thể và chính xác nhất. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp mọi người dễ dàng tính điểm của mình cũng như đặt ra được các mục tiêu điểm thi trong kỳ tuyển sinh Đại học sắp tới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *