Xét tuyển Đại học là gì? Những điều quan trọng thí sinh phải biết

Xét tuyển là gì

Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học đã đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh nhằm tăng cơ hội và giảm áp lực cho thí sinh. Mỗi mùa tuyển sinh, thuật ngữ “xét tuyển” trở nên quen thuộc với các sĩ tử.

Vậy cụ thể xét tuyển là gì? Bài viết này của Tuyển sinh Đông Á sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về quy trình xét tuyển đại học, giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi sắp tới.

Tuyển sinh Đại học là gì?

Phương thức tuyển sinh là hệ thống các quy định và căn cứ được đưa ra theo quy chế tuyển sinh của BGD&ĐT. Mục tiêu của phương thức này là xét tuyển hoặc thi tuyển các thí sinh có nhu cầu học đại học, nhằm cho họ lựa chọn ngành học theo nguyện vọng cá nhân.

Tuyển sinh đại học là gì
Phương thức tuyển sinh là quy định của BGD&ĐT để xét tuyển thí sinh vào đại học

Đáng lưu ý, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm trong năm trước đó dưới 80% sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh. Cụ thể, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành đó không được tăng so với năm trước nếu:

  • Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp dưới 80%
  • Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của năm trước dưới 80%, trừ khi ngành đào tạo đó có chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng riêng

Có thể bạn quan tâm:

Danh sách trường Đại học tuyển sinh ở Việt Nam

Xét tuyển Đại học là gì?

Xét tuyển là gì
Xét tuyển là quá trình tại các cơ sở đào tạo để xác định thí sinh đủ điều kiện vào đại học

Xét tuyển là quy trình được thực hiện tại các cơ sở đào tạo (hoặc theo nhóm cơ sở đào tạo) nhằm xác định điều kiện trúng tuyển và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện vào một chương trình hoặc ngành đào tạo, dựa trên các tiêu chí xét tuyển mà cơ sở đào tạo quy định.

Top 6 phương thức xét tuyển dễ đậu nhất

Tuyển sinh Đông Á liệt kê các phương thức xét tuyển giúp thí sinh có nhiều lựa chọn hơn trong việc đăng ký xét tuyển, giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển và dễ dàng tìm được phương thức xét tuyển phù hợp với bản thân:

Ở phương thức 1 và 2 bên dưới, bạn cần tìm hiểu cách tính điểm xét tuyển Đại học trước.

Phương thức 1: Xét tuyển bằng kết quả thi Tốt nghiệp THPT

Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp thpt
Xét tuyển bằng kết quả thi Tốt nghiệp THPT

Đây là phương thức tuyển sinh phổ biến nhất qua các năm. Thí sinh cần tham dự kỳ thi Tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả này để xét tuyển vào các trường đại học. Kết quả xét tuyển phụ thuộc vào tổ hợp môn và ngành học mà thí sinh lựa chọn.

Phương thức này, bạn thực hiện đăng ký nguyện vọng trực tuyến để xét tuyển Đại học.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tìm hiểu về điểm ưu tiên

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (Học bạ)

Phương thức xét học bạ này được nhiều trường đại học áp dụng và thu hút sự quan tâm lớn của thí sinh. Thí sinh có thể dựa vào điểm trung bình của tất cả các môn học hoặc điểm trung bình của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển mà mình chọn. Đây là phương thức mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Xét học bạ là gì? Cần gì để đậu Đại học mơ ước qua xét tuyển

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng/ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

Thí sinh thuộc các đối tượng được quy định trong Quy chế xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT có thể nộp hồ sơ đăng ký. Đối tượng này bao gồm: thí sinh trong đội tuyển quốc gia, thí sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia.

Có thể bạn quan tâm:

Phương thức tuyển thẳng đại học, điều kiện & hồ sơ

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng/ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường

Xét tuyển theo qui định riêng của từng trường đại học
Xét tuyển thẳng/ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường

Từng trường đại học sẽ có quy định riêng về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Thí sinh đủ điều kiện có thể nộp hồ sơ để đăng ký theo quy định của từng trường.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi riêng

Một số trường đại học tổ chức các kỳ thi riêng và sử dụng kết quả này để xét tuyển. Các kỳ thi nổi bật gồm: Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và kỳ thi của Bộ Công an.

Phương thức 6: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Dành cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC, HSK, JLPT… Thí sinh nên theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để cập nhật yêu cầu chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trường Đại học tuyển thằng bằng IELTS

Câu hỏi thí sinh thường gặp khi tham gia xét tuyển Đại học hàng năm

Xét tuyển Đại học có mấy đợt?

Trên thực tế, xét tuyển Đại học được chia ra thành nhiều đợt, không chỉ dừng lại ở đợt 1, 2 mà còn có thể có đợt 3, đợt 4, nhằm gia tăng cơ hội trúng tuyển theo nguyện vọng của thí sinh , đồng thời giúp các trường Đại học linh hoạt đề án tuyển sinh.

Năm 2024, về cơ bản sẽ có 4 đợt xét tuyển chính: Xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm, xét tuyển đợt 1 và xét tuyển đợt 2.

Xem thêm: Xét tuyển đợt 1, đợt 2 là gì? Các Nguyện vọng được xét ra sao

Hồ sơ xét tuyển Đại học gồm những gì?

Tuỳ theo bạn chọn phương thức xét tuyển Đại học nào ở trên mà chuẩn bị bộ hồ sơ xét tuyển Đại học tương ứng, về cơ bản có 4 loại sau:

  • Hồ sơ xét tuyển Đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
  • Hồ sơ xét tuyển Đại học bằng học bạ
  • Hồ sơ xét tuyển Đại học bằng điểm đánh giá năng lực/tư duy
  • Hồ sơ xét tuyển Đại học thẳng, ưu tiên xét tuyển

Xem cách chuẩn bị: Hồ sơ xét tuyển Đại học

Nếu không đăng ký nguyện vọng có được xét tuyển không?

Câu trả lời là Không. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển được các trường đại học xét tuyển bình đẳng, không phân biệt nguyện vọng 1, 2, 3, hay cao hơn. Tất cả đều áp dụng cùng một mức điểm trúng tuyển.

Nếu bạn đã đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngừng xét tuyển các nguyện vọng sau. Điều này có nghĩa là bạn không thể học ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn trong cùng một đợt xét tuyển.

Nếu bạn không xác nhận nhập học với trường ở nguyện vọng 1 sau khi trúng tuyển, bạn sẽ được coi là từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rủi ro vì ngành bạn muốn có thể không mở đợt xét tuyển bổ sung.

Các lưu ý đăng ký xét tuyển cần nắm

Tuyển sinh đại học đông á
Để lại bình luận để Tuyển sinh Đông Á giải đáp nhé!

Để đảm bảo đăng ký xét tuyển thành công, thí sinh cần lưu ý các điểm sau:

  • Nắm rõ thông tin chi tiết về phương thức xét tuyển, ngành học và trường đại học đăng ký
  • Thời gian đăng ký không nhiều, vì vậy thí sinh cần chú ý và làm quen với hệ thống đăng ký trong thời gian Bộ GD&ĐT mở thử
  • Đối với hình thức xét tuyển bằng học bạ hay các phương thức xét tuyển sớm khác, thí sinh cần thường xuyên cập nhật thông tin từ website của các trường để không bỏ lỡ thời điểm nhận hồ sơ

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới. Tuyển sinh Đông Á luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *