Vai trò bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 

Vai trò bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 

Bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò như thế nào? Hệ thống giáo dục mầm non ra đời để đặt nền tảng cho sự phát triển của con người từ khi còn bé. Vậy vai trò nhiệm vụ của giáo dục học mầm non cụ thể là như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Giáo dục mầm non hiện nay phổ biến như thế nào?

Giáo dục mầm non hiện nay đã rất phổ biến. Các cơ sở giáo dục mầm non được mở ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trẻ mầm non hiện nay được giáo dục, nuôi dưỡng, phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận biết và các kỹ năng cần thiết, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển quan trọng sau này.

Mầm non là giai đoạn vàng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là sự phát triển toàn thiện của não bộ. Đây là giai đoạn trẻ cần nhận được sự chăm sóc trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, phương pháp giáo dục hiện đại, môi trường rèn luyện tốt. Hội tụ tất cả những yếu tố này giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, lối sống lành mạnh và trở thành công dân tốt trong tương lai.

Giáo dục mầm non hiện nay phổ biến như thế nào?

Giáo dục mầm non có mục tiêu gì? 

Bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân có mục tiêu chung là phát triển trẻ em, ngoài ra, những mục tiêu cụ thể của những chương trình giáo dục mầm non ở trẻ nhỏ còn chứa đựng những mục tiêu quan trọng khác.

Bậc học mầm non đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho những cấp bậc giáo dục khác. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ nhận được phương pháp giáo dục riêng. Vì thế mà chương trình sư phạm mầm non cũng được đổi mới để phù hợp với sự phát triển của trẻ và xu thế xã hội. Tuy được cải cách thường xuyên nhưng nhìn chung chương trình giáo dục mầm non vẫn xoay quanh các mục tiêu sau:

Giúp trẻ nhận thức

Trước khi bước vào bậc học mầm non, hầu hết trẻ nhận được sự giáo dục, dạy dỗ từ phía gia đình. Tuy nhiên, việc giáo dục từ cha mẹ không mang lại nhiều sự đột phá cho trẻ và không phải cha mẹ nào cũng có thể dành nhiều thời gian cho con.

Môi trường mẫu giáo sẽ cho trẻ nhiều cơ hội khám phá, kích thích trí tò mò và sự ham học hỏi của trẻ. Từ đó giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng như quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại,…. Giúp trẻ hiểu thêm về thế giới xung quanh, môi trường và xã hội. Trẻ hiểu thêm về bản thân mình, từ đó hình thành dần dần hình thành và định hình tính cách.

Các phương pháp giáo dục hiện đại giúp trẻ phát triển toàn diện kỹ năng và những kiến thức cần thiết, bổ trợ cho cuộc sống.

Giúp trẻ nhận thức
Giúp trẻ nhận thức

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 

Bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân có một mục tiêu quan trọng là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng hoạt ngôn.

Trong quá trình học tập, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, trẻ sẽ biết cách diễn tả cảm xúc cá nhân một cách rõ ràng hơn so với những trẻ không được đến trường. Trẻ cũng biết cách đặt câu hỏi, đưa ra những thắc mắc của bản thân về thế giới xung quanh. Đây là nền tảng để bé phát triển kỹ năng đọc, viết khi bước vào bậc học cao hơn.

Giúp trẻ phát triển thể chất

Các chương trình học ở bậc học mầm non thường gắn với các hoạt động vui chơi, vì thế trẻ được học, được trải nghiệm, từ đó nâng cao thể chất.

Trường mầm non có không gian rộng là nơi trẻ có thể tự do vận động,kết hợp các hoạt động do giáo viên tổ chức giúp trẻ trở nên linh hoạt, năng động hơn, kích thích sự phát triển chiều cao và cân nặng. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất còn tạo cho trẻ thói quen rèn luyện, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân sau mỗi lần vận động và cách giữ an toàn cho bản thân trong quá trình sinh hoạt.

Dinh dưỡng trong bữa ăn tại các trường mầm non luôn được quan tâm. Thực đơn được thay đổi hàng ngày với các chế độ bữa ăn chính, bữa ăn phụ. Khẩu phần ăn cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Trẻ cũng được kiểm tra cân nặng, chiều cao định kỳ để theo dõi và điều chỉnh. Trẻ được tạo điều kiện phát triển cả về thể chất và tư duy. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Giáo dục đời sống tinh thần của bé 

Dưới sự dạy dỗ, bảo ban của đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản cùng chương trình đào tạo được liên tục điều chỉnh, cải cách, trẻ mầm non học được cách yêu thương, lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn bè, nhân sinh quan phong phú.

Trẻ nhận ra nhiều điều tốt đẹp xung quanh và tăng năng lực cảm nhận. Đây là nền tảng để phát triển các năng khiếu tiềm ẩn trong trẻ.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về ngành giáo dục mầm non và các vai trò bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mong rằng qua bài học này, các bậc phụ huynh đang có con ở độ tuổi mầm non sẽ có thêm những thông tin hữu ích.  Theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những thông tin thú vị khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *