Làm thế nào để xử lý tình huống sư phạm tiểu học một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc giáo dục? Những quy định về phổ cập tiểu học giáo dục? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo những tình huống và quy tắc ứng xử khi bạn là một giáo viên tiểu học nhé.
Những tình huống sư phạm tiểu học thường gặp và cách giải quyết
Đối với ngành sư phạm tiểu học, là một người giáo viên, cho dù ở bất cứ ngành học hay cấp bậc nào cũng không thể tránh khỏi việc sẽ gặp các tình huống sư phạm. Đặc biệt ở cấp tiểu học, khi các em học sinh vẫn còn non nớt thì các tình huống sư phạm ở tiểu học sẽ gặp nhiều hơn. Dưới đây là các tình huống sư phạm tiểu học thường gặp và cách giải quyết từng tình huống cụ thể.
Tình huống Cha mẹ đánh học sinh trước mặt giáo viên
Trong lớp học bạn chủ nhiệm, một học sinh có kết quả học tập kém. Để thông báo và trao đổi tình hình học tập của học sinh đó với phụ huynh, bạn quyết định tới nhà trực tiếp nói chuyện. Tuy nhiên khi đến nhà, bạn nhìn thấy phụ huynh đánh học sinh ngay trước mắt mình. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Để xử lý tình huống sư phạm tiểu học này, trước hết, bạn nên cố gắng nói điều gì đó để giảm không khí căng thẳng hiện tại. Sau đó bạn trao đổi tình trạng của học sinh đó để phụ huynh được biết.
Nên từ tốn nói với họ, trước là bạn đến thăm nhà, sau là thông báo kết quả học tập, mong tìm ra được hướng giải quyết phù hợp. Bạn có thể lựa lời, nêu lên quan điểm của mình về cách dạy con. Hãy nói rằng trẻ nhỏ nên được dạy dỗ nhẹ nhàng, không nên sử dụng bạo lực. Mong muốn Ông, bà, bố, mẹ hãy ngồi lại xét xét tìm ra giải pháp giáo dục con chứ không nên đánh con.
Tình huống học sinh bị mất tiền
Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh bị mất khoản tiền đóng học phí vừa xin bố mẹ. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đây là một trong những tình huống sư phạm tiểu học thường gặp nhất. Trường hợp này, bạn nên dỗ dành học sinh, để em bình tâm lại. Thuyết phục em yên tâm học đến hết buổi, thầy cô sẽ giải quyết việc này cho em.
Sau khi kết thúc bài giảng, bạn nên nhắc học sinh đó kiểm tra lại các chỗ em ấy có thể cất tiền để xác định tiền mất ở trong hay ngoài lớp.Nếu tiền mất ở trong lớp học, bạn nên động viên tinh thần tự giác của các em học sinh, ai đã trót lấy của bạn thì hãy trả lại cho bạn, và hứa sẽ không tiết lộ ai đã lấy tiền.
Trường hợp có học sinh lấy thật, bạn không nên trách mắng hay có hình thức phạt nặng học sinh đó. Hãy nhỏ nhẹ và nói chuyện riêng với em ấy.
Sau khi giải quyết xong mọi chuyện, nên nhắc nhở, khuyên bảo từng em học sinh đồng thời truyền tải thông điệp mang tính giáo dục cho các học sinh khác.
ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐH ĐÔNG Á
Các bạn hãy đăng ký xét tuyển vào Đại học Đông Á để có cơ hội học tập và trải nghiệm ngay hôm nay nhé!
Tình huống nhận thấy một học sinh trung bình yếu có điểm cao bất ngờ
Bạn bất ngờ phát hiện một học sinh yếu kém nhất trong lớp lại có điểm cao không thể ngờ. Vậy bạn sẽ làm gì vào hôm trả bài cho học sinh?
Đây là một trong các tình huống sư phạm ở tiểu học thường gặp nhất đối với giáo viên. Trước hết hãy khen ngợi bài kiểm tra của học sinh đó trước lớp. Sau đó hãy gọi học sinh đó lên bảng chia sẻ cách thức, phương pháp làm bài kiểm tra để cả lớp cùng lắng nghe. Chắc chắn với cách này bạn sẽ biết được sự thật.
Nếu học sinh trả lời lúng túng hoặc không trả lời được, bạn không nên phê bình hay chỉ trích. Thay vào đó hãy hẹn gặp em vào cuối tiết học để đưa ra lời khuyên. Đồng thời theo dõi mức độ tiến bộ trước khi quyết định chấm điểm.
Tình huống Phụ huynh xin cho con thôi học
Là giáo viên chủ nhiệm của một lớp, nhưng bạn nhận được tin phụ huynh xin cho con thôi học, bạn sẽ làm gì?
Tình huống này cũng nằm trong một số tình huống sư phạm ở tiểu học thường gặp. Lúc này, bạn nên nói chuyện với phụ huynh để động viên tinh thần, đưa ra một số giải pháp hỗ trợ gia đình.
Trường hợp phụ huynh nói con học kém, không theo kịp lớp, hãy cố gắng nói cho họ hiểu nguyên nhân của sự yếu kém đó là do đâu. Đồng thời bạn sẽ cố gắng giúp em học sinh đó vươn lên trong học tập.
Trường hợp do hoàn cảnh khó khăn, gia đình bắt em phải nghỉ học, bạn hãy giải thích, động viên gia đình cho em đi học vì chỉ có học mới có thể thoát khỏi cảnh nghèo đói được. Nếu có thể hãy dựa vào mối quan hệ, kêu gọi sự giúp đỡ từ nhà trường, cộng đồng để em ấy có thể tiếp tục đến trường.
Tình huống chủ nhiệm phải một lớp trầm
Bạn được phân vào chủ nhiệm một lớp không sôi nổi, cả về học tập lẫn hoạt động ngoại khóa. Bạn sẽ làm gì?
Để giải quyết tình huống sư phạm ở tiểu học này, trước hết bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến lớp bị trầm như vậy. Sau khi biết nguyên nhân, bạn hãy thường xuyên thăm hỏi động viên tinh thần các em học sinh.
Bên cạnh đó tổ chức một số trò chơi có thưởng để kích thích sự tò mò hiếu động của các em, đồng thời đưa ra lời khen, khích lệ khi các em tham gia hoạt động của trường. Xây dựng phong trào thi đua học tập, và không quên biểu dương thành tích cho các nhóm, cá nhân.
Tình huống giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà
Bạn được nhà trường phân công đưa học sinh phạm lỗi về nhà, nhưng đến nơi chưa kịp nói gì thì đã chứng kiến cảnh gia đình đánh học sinh vì nghĩ rằng đã làm cả gia đình phải xấu hổ. Vậy phải ứng xử tình huống sư phạm ở tiểu học này như thế nào?
Trước tiên, để xử lý tình huống sư phạm cấp tiểu học này bạn cần tìm cách chấm dứt hành động của phụ huynh, đợi lúc họ bình tĩnh lại, bạn nên giải thích một các thấu tình đạt lý.
Bạn nên nói cho họ hiểu gia đình là một trong những yếu tố nền tảng để hình thành nhân cách và suy nghĩ của trẻ. Không nên dùng bạo lực mà cần đối xử với các em một cách ân cần, nhẹ nhàng nhưng vẫn giữ được thái độ nghiêm khắc.
Tình huống học sinh phá hoại tài sản nhà trường
Bạn nhận được thông báo học sinh lớp mình chủ nhiệm tham gia phá hoại tài sản nhà trường. Với tình huống sư phạm tiểu học này, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Khi gặp trường hợp này, bạn nên họp lớp giờ sinh hoạt để trao đổi với học sinh. Nếu học sinh không nhận lỗi bạn có thể đưa ra các hướng sau:
Giải thích hành vi phá hoại tài sản chung là không tốt bởi đây cũng chính là tài sản của học sinh. Nếu em nào trót dại tham gia vào hành vi phá hoại đó có thể đến gặp riêng bạn để nhận lỗi và sẽ không tiết lộ danh tính của học sinh.
Nếu không ai nhận lỗi, hãy nói với các em học sinh, nhà trường sẽ có cách phát hiện ra, và khi phát hiện ra sẽ xử phạt nặng. Với giọng điệu dứt khoát, thái độ nghiêm túc, chắc chắn các em sẽ nhận lỗi.
Tình huống Phát hiện chữ ký giả mạo trong sổ liên lạc của học sinh
Một trong số các tình huống sư phạm tiểu học thường gặp là: “Khi thu lại sổ liên lạc của các em học sinh, bạn phát hiện ra chữ ký giả mạo trong số là của học sinh”. Bạn phải xử lý tình huống sư phạm ở trường tiểu học trong trường hợp này như thế nào?
Trong tình huống này, bạn nên gặp riêng em học sinh để nói chuyện, nhẹ nhàng bảo em giải thích về hành vi đó. Đồng thời nói cho em hiểu, đây là hành vi trái với quy định, và không nên tái phạm.
Sau khi trao đổi với học sinh, bạn cũng đừng quên thông báo hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh, nhằm tìm ra hướng dạy dỗ, chỉ bảo học sinh được tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Tình huống gặp trường hợp bất ngờ khi đang giảng bài
Trong lúc bạn đang giảng bài, bất ngờ có một phụ huynh của một em học sinh chạy vào lớp và nói em trộm tiền trong nhà và đòi đưa đi bằng được. Bạn nên làm gì?
Các bước xử lý tình huống sư phạm tiểu học trong trường hợp này là: Trước tiên, bạn không đồng ý cho phụ huynh này đón học sinh đó về mà mời vào một góc riêng ở văn phòng để nói chuyện.
Sau đó, nói với phụ huynh không nên đến thẳng lớp và làm như vậy bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của học sinh đó. Nếu em ấy trót dại lấy tiền, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, giải thích, khuyên răn. Đồng thời tìm hiểu lý do vì sao em ấy lại làm như vậy.
=> Xem thêm có nên làm giáo viên tiểu học hay không? Tại sao?
Tình huống học sinh bị trêu chọc
Trong lớp có học sinh yếu thế bị trêu chọc bởi những em học sinh khác vì hoàn cảnh gia đình, bạn sẽ làm gì?
Đối với tình huống sư phạm tiểu học này, bạn nên tìm hiểu xem ai là người trêu chọc em học sinh đó. Đồng thời yêu cầu nghiêm nghị về việc học sinh không được trêu chọc, bắt nạt bạn.
Hãy giải thích với cả lớp về hoàn cảnh gia đình em đó để thay vì các em bắt nạt thì sẽ hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ học sinh bằng cách báo cáo với nhà trường, các tổ chức đoàn thể ở địa phương… và không ngừng động viên, tâm sự, khích lệ tinh thần của em để tạo động lực giúp em vượt qua khó khăn.
Một số tình huống sư phạm ở tiểu học khác
Ngoài các tình huống trong chương trình giáo dục tổng thể tiểu học như trên, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều tình huống khác như:
✅ Học sinh thắc mắc vì sao bài kiểm tra của em giống bài của bạn Tuấn những điểm của em lại thấp hơn.
✅ Có một học sinh lớp bạn chủ nhiệm, xin chuyển sang lớp khác.
✅ Trong lớp có học sinh cá biệt, thường gây mất trật tự
✅ Một học sinh lớp khác gây xích mích với học sinh lớp bạn chủ nhiệm….
Như vậy có thể thấy giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm tiểu học đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi tình huống xảy ra sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nhưng lựa chọn cách nào hợp lý, đảm bảo công bằng, học sinh tâm phục khẩu phục, phụ huynh hài lòng mới chính là điều mà chúng tôi hướng đến.
Trên đây là những tình huống sư phạm tiểu học thường gặp nhất, hy vọng chúng có thể giúp ích bạn trong sự nghiệp trồng người.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á gồm các ngành: Ngành Giáo dục Mầm non, Ngành Giáo dục Tiểu học & Ngành Tâm lý học.
Với tầm nhìn trở thành khoa sư phạm uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên, Khoa Sư Phạm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các tổ chức và trường đại học khác để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam và toàn cầu.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á cam kết mang lại chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.