Những kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học cần biết

Quan sát, nhận xét - Kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học

Mỗi ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội đều có những yêu cầu, quy định chuẩn mực riêng mà không phải ai cũng có thể làm được. Nghề giáo viên cũng không ngoại lệ. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học, hãy cùng tham khảo nhé.

Các kỹ năng sư phạm giáo viên tiểu học cần có

Giáo viên từ bao đời nay vẫn được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý và được nhiều người lựa chọn. Chính vì vậy, các trường đại học tuyển sinh giáo dục tiểu học rất nhiều. Người giáo viên với nhiệm vụ hàng ngày phải “chèo lái những chuyến đò qua sông” người giáo viên phải trang bị cho mình những kỹ năng sư phạm tiểu học. Các kỹ năng đó bao gồm:

Kỹ năng quan sát, nhận xét

Quan sát, nhận xét là kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học cần có. Kỹ năng này được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần phải thường xuyên quan sát các em để có thể đưa ra đánh giá một cách chính xác, khách quan và công bằng. Như vậy phụ huynh của các em mới nắm được tình hình học tập của con cái.

Quan sát, nhận xét - Kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học
Quan sát, nhận xét – Kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học

Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học không thể thiếu. Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh trên phương diện nội dung bài học mà còn phải ứng xử với các tình huống khác. Tùy thuộc vào từng đối tượng giao tiếp mà giáo viên phải lựa chọn phong cách giao tiếp sao cho phù hợp.

Chuẩn tác phong sư phạm

Trong nhận thức của học sinh, giáo viên chính là hình mẫu để các em noi theo. Chính vì vậy, giáo viên tiểu học cần chú ý đến tác phong sư phạm của mình. Bao gồm các chuẩn mực về cư xử, hành vi trong và ngoài trường học. Cần có sự nhã nhặn, từ tốn, khả năng xử lý tình huống một cách linh hoạt.

Chuẩn chữ viết và kiến thức

Kiến thức tiểu học là kiến thức cơ bản và là nền tảng cho các em học sinh. Chính vì vậy cần đảm bảo độ chuẩn cao. Ngoài ra ở tiểu học là bậc rèn nét chữ cho học sinh nên giáo viên tiểu học cần đạt trình độ cao về nét chữ, đúng chuẩn, sạch sẽ, dễ nhìn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực sẽ giúp giáo viên truyền tải kiến thức tốt hơn đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.

  • Trên lớp, giáo viên cần nói và giảng bài rõ ràng, có ngữ điệu, âm lượng vừa phải sao cho thu hút học sinh.
  • Khắc phục tật lặp đi lặp lại một số câu: “làm cho cô”, “cho cô biết”, “hỏi cả lớp…”
  • Giáo viên rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đảm bảo thật chuẩn.
Chuẩn chữ viết và kiến thức
Chuẩn chữ viết và kiến thức

Tự học, đổi mới, sáng tạo

Đây cũng là một trong những kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học cần có. Với nền giáo dục đang ngày một thay đổi, giáo viên cần nhạy bén trong việc cập nhật và linh hoạt với những thay đổi mới. Không ngừng học hỏi kiến thức, phương pháp mới, cách dạy mới để cập nhật cho các em.

Bên cạnh đó, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, điều kiện vật chất để thiết kế bài dạy. Trước khi lên lớp giảng dạy, giáo viên cần xác định trước:

  • Nội dung dạy học: Dạy cái gì
  • Xác định mục tiêu: Sau khi học xong học sinh sẽ nắm được và làm được những gì?
  • Kiến thức thực sự của học sinh
  • Đánh giá năng lực học sinh trước và sau khi học: Học sinh thực sự đã biết gì?
  • Nên sử dụng phương pháp và kỹ năng dạy học nào: Dạy bài học đó như thế nào?
  • Hiểu về đặc điểm của học sinh, tính cách, thói quen, hoàn cảnh…
  • Có cách mở đầu bài học một cách hứng thú và gây ấn tượng với học sinh.

Bên cạnh thông tin về các kỹ năng giáo viên tiểu học cần phải có. Để giúp bạn hiểu hơn về ngành giáo dục tiểu học, cúng tôi cung cấp thêm thông tin giáo dục tiểu học thi môn gì để bạn có thể nắm được chuẩn bị kiến thức vững vàng, tự tin xét tuyển vào ngành GDTH trường Đại học Đông Á!

Lắng nghe, kiên nhẫn với học sinh

Kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học không thể thiếu việc lắng nghe, kiên nhẫn với học sinh. Bởi ở độ tuổi này, các em chưa thể đi vào nề nếp, kỉ luật. Các em vẫn đang còn là những đứa trẻ cần sự quan tâm của thầy cô. Chính vì vậy giáo viên cần lắng nghe để hiểu và kịp thời giải đáp thắc mắc của các em khi cần.

Khả năng tổ chức hoạt động nhóm

Đây cũng là kỹ năng sư phạm tiểu học cần có để giáo viên có thể gắn kết các em học sinh với nhau. Đồng thời rèn luyện cho các em biết cách hợp tác và làm việc theo nhóm. Thông qua đó các em có thể tiếp thu bài học tốt hơn.

Khả năng tổ chức hoạt động nhóm
Khả năng tổ chức hoạt động nhóm

Kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong lớp học

Các em học sinh tiểu học rất hiếu động nên không thể tránh khỏi việc xô xát, cãi nhau, tranh dành, lười học…. Chính vì vậy các thầy cô cần chuẩn bị sẵn tâm lý, kỹ năng để xử lý các tình huống phát sinh đó.

Kỹ năng tin học

Tin học là kỹ năng không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Các giáo viên cần biết ứng dụng nó vào việc bổ sung kiến thức cho mình.

Kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm

Kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm
Kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm

Không ai lường trước được những tình huống xấu có thể xảy ra. Nên việc đề phòng là điều cần thiết. Các thầy cô cần có kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm để trong trường hợp xảy ra các mối nguy hiểm, thầy cô phải bình tĩnh để tìm cách giải quyết, đảm bảo an toàn cho các em.

NHỮNG BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:

Các vấn đề quan trọng mà giáo viên tiểu học cần biết

Ngoài các kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học được nêu trên, giáo viên tiểu học cần biết một số vấn đề quan trọng sau:

  • Tiền lương: Giáo viên cần biết rõ cách tính mức lương, phụ cấp, hoạt động phí đối với cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong các cơ quan tổ chức.
  • Trình độ: Từ ngày 01/07/2020 giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
  • Thời gian làm việc: Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học là 42 tuần/năm.
  • Định mức tiết dạy: Là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, với giáo viên tiểu học là 23 tiết.
  • Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.

Giáo viên tiểu học tuy không nặng về mặt kiến thức nhưng lại phải đối mặt với rất nhiều vất vả ở phương diện khác. Với sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương học trò, tôi tin rằng bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn vất vả để theo đuổi niềm đam mê của mình. 

Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng là ngôi trường uy tín hàng đầu trong đào tạo giảng dạy ngành Sư phạm tiểu học. Trở thành sinh viên ngành Giáo dục tiểu học của Đại học Đông Á, bạn không chỉ được tiếp nhận chương trình đào tạo chuyên nghiệp, được thực tập và trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ mà còn nắm vững những kỹ năng sư phạm của người giáo viên tiểu học. Đặc biệt hơn nữa, sinh viên ngành giáo dục tiểu học còn có cơ hội được nhận vào làm việc tại hệ thống trường mầm non song ngữ SAKURA OLYMPIA của trường Đại học Đông Á sau khi tốt nghiệp. 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học. Hãy đăng ký xét tuyển vào ngành giáo dục tiểu học của trường Đại học Đông Á để được trang bị những kiến thức, kỹ năng, hành trang theo đuổi sự nghiệp trồng người. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *