Tìm hiểu các chuyên ngành truyền thông và cơ hội nghề nghiệp

Tìm hiểu các chuyên ngành truyền thông và cơ hội nghề nghiệp

Chuyên ngành truyền thông đa phương tiện gồm có 4 bộ phận: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông, nghiên cứu truyền thông. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết hôm nay của Đại học Đông Á nhé.

Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông chính là cụm từ chuyên ngành dùng để chỉ các lĩnh vực liên quan đến sự kiện, event. Hiểu đơn giản hơn thì đây là ngành cung cấp những kế hoạch truyền thông và xây dựng chiến lược. Bên cạnh đó, ngành truyền thông không chỉ đơn thuần là hoạt động truyền thông, quảng cáo mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác. Các nhóm ngành truyền thông có những đặc điểm riêng, nhiệm vụ riêng.

Ngành truyền thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống
Ngành truyền thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống

Các chuyên ngành truyền thông

Tìm hiểu chi tiết về các ngành học về truyền thông và xem mình phù hợp với chuyên ngành nào nhất nhé.

Truyền thông Báo Chí (Journalism)

Hầu hết người Việt Nam thường lầm tưởng về ngành truyền thống bằng cách đánh đồng ngành này với ngành truyền thông báo chí. Tuy nhiên, trên thực tế báo chí chỉ là một phần trong lĩnh vực này thôi vì đây là nhánh có lịch sử phát triển sớm nhất trong ngành truyền thông. Trong truyền thông báo chí lại được chia ra báo hình, báo in, báo điện tử, báo phát thanh. Công việc chủ yếu của truyền thông báo chí là phóng viên có nhiệm vụ đi lấy tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, viết bài, làm bài trên video, băng ghi âm…).

Đối với ngành  này, muốn theo đuổi thành công thì người làm việc cần có kiến thức nền tốt, có sự nhanh nhạy và dám xông pha, không ngại ngần đi vào những nơi nguy hiểm, dám tranh đấu cho công bằng của xã hội, luôn khao khát mang đến một cái nhìn rất rộng về xã hội xung quanh. Nếu như ngành truyền thông có thể sáng tạo, bay bổng thì ngành truyền thông báo chí cần phải bám sát vào sự thật, thực tiễn xã hội…

Chính vì thế, trên thế giới, ngành báo chí thường được tách ra là một mảng riêng với ngành truyền thông.

Truyền thông thực hành (Communication practice)

Nhóm ngành truyền thông thực hành chủ yếu học ra để có kinh nghiệm thực tế để đi làm, Trong chuyên ngành truyền thông này có nhiều nhóm nhỏ như sau: Corporate Communication – Public Relations (PR) – Non-profit Communication.

Phân biệt kỹ trong các đầu việc truyền thông thì truyền thông thực hành là nhánh ngành chuyên làm việc với báo chí (khác với làm event hay làm quảng cáo). Mặc dù vậy, chuyên ngành này đôi khi cũng được dùng để chỉ “làm truyền thông” nói chung, bao gồm tất cả. Người ta thường dùng từ PR để chỉ “làm ngành truyền thông”. Cách dùng này cũng không thực sự đúng, đúng nhất thì có lẽ nên dùng cụm từ “marketing truyền thông” (marketing communication) hoặc “chiến lược truyền thông” (strategic communication). Có thể hiểu là làm việc thực hành nhằm giúp các bên hiểu nhau thông qua những kế hoạch, chiến lược truyền thông.

Phương tiện truyền thông (Media)

Phương tiện truyền thông (Media)
Phương tiện truyền thông (Media)

Nhóm ngành phương tiện truyền thông có công việc là sử dụng máy ảnh, máy quay phim, máy tính để dựng, tạo nên các sản phẩm truyền thông chất lượng. Theo học chuyên ngành này tức là học để làm ra một bộ phim như phim tài liệu dạng báo chí hoặc là phim truyện bình thường, TVC quảng cáo, MV ca nhạc,… hoặc có thể là làm ra các đồ họa infographic…

Đây là nhóm triển khai phần hình thức cho các nội dung Content Marketing. Công việc của chuyên ngành này có liên quan đến máy móc nhưng cũng rất cần đến sự sáng tạo, bay bổng để có thể dựng được những sản phẩm chất lượng, thu hút và hấp dẫn người xem. Đây là ngành có tiềm năng trong thời đại truyền thông trong thời đại đa phương tiện đang có sự phát triển vượt bậc. Một số công việc trong nhóm ngành này như: Designer, Motion Graphic Designer,…

Nghiên cứu truyền thông (Communications Studies)

Nghiên cứu truyền thông là lĩnh vực được thành lập với mục đích nhằm nghiên cứu những chiến lược, mọi loại hình truyền thông để thực hiện nghiên cứu các dự án truyền thông. Nhóm ngành này có vai trò, sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến những kết quả của truyền thông. Sự quan sát để tìm ra những định hướng mới chính là thói quen về hành vi của công chúng sẽ giúp truyền thông đúng hướng và tạo ra hiệu quả, sự hấp dẫn cho các sản phẩm truyền thông.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trường đào tạo chuyên ngành truyền thông đa phương tiện uy tín

Đại học Đông Á đào tạo uy tín ngành truyền thông đa phương tiện
Đại học Đông Á đào tạo uy tín ngành truyền thông đa phương tiện

Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện cho các bạn chọn lựa, nhưng nếu bạn muốn cơ hội theo học ngành này rộng mở hơn thì có thể lựa chọn Đại học Đông Á.

Với mức điểm chuẩn không quá cao, những bạn có học lực trung bình khá cũng có thể tham gia vào học ngành truyền thông đa phương tiện.

Chất lượng đào tạo của Đại học Đông Á luôn được đánh giá cao với chương trình đào tạo được nghiên cứu và phát triển bài bản. Chương trình đào tạo lý thuyết song song với thực hành nhằm giúp sinh viên có những nền tảng vững chắc khi ra trường. Sinh viên đạt chuẩn đầu ra chất lượng và đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng hiện nay.

Với những thông tin về chuyên ngành truyền thông ở trên, Đại học Đông Á hy vọng bạn chọn được chuyên ngành phù hợp. Hãy rèn luyện, phấn đấu để có kết quả học tập thật tốt nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *