Giải đáp học công nghệ thông tin có khó không? Bắt đầu từ đâu?

Khó khăn trong ngành CNTT

Công nghệ thông tin là ngành học rất thu hút các bạn trẻ hiện nay bởi những cơ hội và triển vọng nghề nghiệp sau khi ra trường. Thế nhưng học công nghệ thông tin có khó không không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về CNTT và học CNTT khó không nhé.

Học ngành công nghệ thông tin có khó không?

Học công nghệ thông tin khó không chắc hẳn là nỗi lo của rất nhiều bạn trẻ khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn con đường sự nghiệp trong tương lai. Ngành Công nghệ thông tin rất hấp dẫn nhưng đó lại không phải là ngành có thể “đua đòi” chạy theo “mốt”.

Học ngành công nghệ thông tin có khó không?
Học ngành công nghệ thông tin có khó không?

Khác với những ngành học khác, Công nghệ thông tin mã ngành đòi hỏi người học cần có sự tư duy logic và siêng năng, cần cù. Các kiến thức đào tạo trong giáo dục chỉ cung cấp cho bạn nền tảng cơ bản, nếu muốn trở thành nhân sự giỏi trong tương lai, bạn buộc phải tự tìm tòi, học hỏi kiến thức từ bên ngoài.

Đặc thù của ngành công nghệ thông tin chính là những kiến thức cập nhật hàng ngày, hàng giờ thậm chí là mỗi phút, mỗi giây, chính vì vậy bạn cần chủ động làm mới kiến thức thường xuyên.

Từ đó có thể thấy, học công nghệ thông tin có khó không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực và khả năng của mỗi người.

Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu

Có thể thấy, ngành công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam còn chưa phổ biến, sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường rất nhiều mỗi năm nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo.

Trong khi đó, tại các nước phát triển, khi bước chân vào ngành CNTT, sinh viên đã rất thông thạo tin học văn phòng, các dịch vụ mạng và làm quen với lập trình.

Hiện nay, có đến 50% trong số sinh viên học ngành CNTT tại nước ta chưa hề làm quen với các vấn đề trên, thậm chí có người còn chưa bao giờ tiếp xúc với máy tính.

Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu
Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu

Vậy thực chất học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu?

Để giải quyết vấn đề này, ngay từ bậc tiểu học các bạn cần được làm quen với máy tính, và đặc biệt làm quen với lập trình từ cấp trung học cơ sở. Qua đó các bạn có thể phát triển khả năng tin học của mình. Theo các cấp bậc cao hơn, nên xây dựng những trung tâm mạnh về công nghệ thông tin tại các tỉnh để các bạn trẻ có nhiều điều kiện phát triển.

Bên cạnh đó tại các trường Đại học hiện nay, điều kiện thực hành rất thiếu thốn, trong khi sinh viên chỉ thực hiện công việc một cách cá nhân và khá bỡ ngỡ nếu làm việc theo nhóm. Chính vì vậy nhà trường nên khuyến khích các bạn học theo nhóm và quy định các công ty phải chấp nhận cho các bạn thực tập tại đó.

Ngành CNTT hiện nay không nên tuyển sinh theo hình thức thi chung 3 môn Toán, Lý, Hóa mà cần khuyến khích các bạn trẻ có chuyên môn Tin học. Bởi có thể có nhiều sinh viên học các môn đó tốt nhưng kiến thức, nền tảng và tư duy tin học kém cũng sẽ gây ra không ít khó khăn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Thông Tin Chuyên Ngành Hệ Thống Thông Tin

???? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Thông Tin Chuyên Ngành Tin Học Ứng Dụng

Chia sẻ kinh nghiệm học tốt ngành CNTT

Trong vòng từ 5-10 năm tới, ngành công nghệ thông tin được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục “hot”, chính vì vậy bạn đừng quá lo sợ học công nghệ thông tin có khó không. Nếu có niềm đam mê, tư duy logic, hiểu biết về Tin học và sự cần cù chăm chỉ, tôi tin rằng ngành học này sẽ phù hợp với bạn.

Tuy nhiên để giúp bạn học tốt ngành CNTT, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm sau:

Chọn trường uy tín, chất lượng

Như đã đề cập ở trên, công nghệ thông tin là ngành học “hot” mở ra cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp. Chính vì vậy nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã chú trọng đào tạo ngành học này. Tuy nhiên là một ngành học đặc thù, có nhiều chuyên ngành nhỏ nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn một ngôi trường phù hợp. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo người quen, các anh chị đi trước về chương trình đào tạo của trường, trường sẽ dạy những gì và xem xét có phù hợp với bạn hay không.

Trường đại học Đông Á
Trường đại học Đông Á

Nếu có dự định học CNTT tại miền Trung, bạn có thể cân nhắc trường Đại học Đông Á. Đây là ngôi trường đào tạo theo hướng thực nghiệm, giúp sinh viên được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết và áp dụng vào trải nghiệm thực tế.

Đặc biệt chương trình đào tạo còn được thiết kế có 3 học kỳ thực tập tại các doanh nghiệp, điều này sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với thế giới việc làm. Từ đó có thể điều chỉnh phương pháp học tập, nghiên cứu sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay.

Hiện nay, Khoa CNTT Trường ĐH Đông Á đang hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm trong nước và quốc tế, từ đó tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo hiện đại, có cơ hội thực tập trải nghiệm thực tế và đồng thời giải quyết vấn đề việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm

Công nghệ thông tin là ngành đặc thù mang tính chất hệ thống, chính vì vậy khi làm việc cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, bộ phận, đội nhóm với nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Chính vì vậy, ngành học này đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm phải đảm bảo để đạt hiệu quả cao.

Thực hành nhiều

Một trong những khó khăn của ngành CNTT đó chính là luôn cập nhật với tốc độ chóng mặt. Chính vì vậy, để làm quen và ghi nhớ nhanh, bạn cần phải thực hành nhiều, thực hành thường xuyên để bắt kịp với những kiến thức mới.

Trau dồi ngoại ngữ

Học CNTT, bạn buộc phải làm quen với các câu lệnh thuật toán, trong khi những câu lệnh này hầu hết bằng tiếng Anh. Và các tài liệu liên quan đến ngành học này cũng sử dụng tiếng Anh. Chính vì vậy, nếu muốn học tốt ngành này và phát triển lâu dài trong ngành này, bạn phải thường xuyên trau dồi ngoại ngữ của mình.

Từ những thông tin trên liệu bạn đã “gỡ rối” được vấn đề học công nghệ thông tin có khó không? và gợi ý đến bạn trường đại học nào có ngành công nghệ thông tin. Nếu bạn đam mê công nghệ thông tin, hãy nỗ lực, phấn đấu, tự tìm hiểu về ngành học chứ không nên nghe theo những đánh giá từ một vài cá nhân khác, bởi năng lực học và cách nhìn nhận của mỗi người không giống nhau. Hy vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn sẽ chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất với bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *