• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Tổng hợp đầy đủ các kỹ năng hành nghề luật sư – Tìm hiểu ngay!

Luật sư giỏi là người hội tụ đầy đủ chuyên môn, kỹ năng vững vàng. Để có được điều này thì người luật sư phải trải qua thời gian trau dồi, mài dũa. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ các kỹ năng hành nghề luật sư. Cùng theo dõi nhé. 

Kỹ năng giao tiếp giỏi

Kỹ năng hành nghề luật sư đầu tiên không thể thiếu là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này được thể hiện dưới hình thức là lời nói, văn bản và phương thức lắng nghe. 

Kỹ năng nói là yêu cầu quan trọng của luật sư tranh tụng giỏi. Người đó phải biết cách trình bày để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật sư cần phải nói rõ ràng, dùng từ chính xác, dễ hiểu. Đồng thời sắc thái khi nói phải lịch sự, điềm tĩnh và tự tin. 

Kỹ năng hành nghề luật sư - Giao tiếp giỏi là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất
Giao tiếp giỏi là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất

Ngoài ra, luật sư tranh tụng giỏi phải có khả năng viết sắc sảo, tinh tế, thuyết phục. Bởi lẽ trong tranh tụng thì luật sư phải trình bày ý kiến của mình bằng văn bản để bày tỏ quan điểm. Trong văn bản cần viết rõ ràng, ngắn gọn, truyền tải đúng trọng tâm mà mình muốn đề cập. 

Trong giao tiếp còn có vấn đề lắng nghe. Luật sư cần nắm bắt đầy đủ thông tin mà khách hàng đề cập, trao đổi. Do đó người luật sư cần rèn luyện kỹ năng nghe một cách chính xác và đúng trọng tâm. Mục đích để tổng hợp và nắm đúng thông tin pháp lý cần thiết của vụ việc.

Kỹ năng tranh luận giỏi

Kỹ năng cơ bản của luật sư là tranh luận. Tranh luận là việc người luật sư sử dụng quy định pháp luật và tình tiết sự việc để tạo thành hoạt động sử dụng ngôn từ pháp lý. Từ đó đưa ra các luận điểm, luận cứ để khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

Ngôn ngữ mà luật sư sử dụng cần dễ hiểu, rõ ràng, thuyết phục. Dùng những mâu thuẫn, tình tiết có lợi cho khách hàng của mình trong vụ án. Ngoài ra, luật sư cũng cần có sự tự tin, bản lĩnh vững vàng trong suốt quá trình tranh luận. 

Ngành luật học có khó không? có nên học luật không? là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ. Theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!

Kỹ năng phân tích và nghiên cứu vấn đề sâu sắc

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích sâu sắc là việc mà luật sư tranh tụng giỏi chắc chắn phải có. Cụ thể luật sư sẽ phải nghiên cứu hồ sơ, quy định pháp luật để tham gia bảo vệ khách hàng. Đồng thời họ cũng phải có khả năng đọc một khối lượng lớn thông tin, tiếp thu các sự kiện và số liệu. 

Ngoài ra, luật sư phải thường xuyên cập nhật những thay đổi và áp dụng kiến thức mới vào thực tiễn. Để am hiểu chuyên sâu tất cả các lĩnh vực pháp luật là điều vô cùng khó khăn. Do đó hiện nay các luật sư tranh tụng giỏi đều lựa chọn một hay một số lĩnh vực pháp luật nhất định để nghiên cứu,thực hành chuyên sâu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Kỹ năng đàm phán có sức thuyết phục

Kỹ năng hành nghề luật sư tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến là đàm phán. Người luật sư tranh tụng giỏi cần tham gia đàm phán hòa giải dựa trên nguyên tắc mềm mỏng nhưng cứng rắn. Cụ thể mềm mỏng về yếu tố con người. Cứng rắn về bản chất sự việc và giải pháp mang tính thuyết phục. Theo kinh nghiệm thực tiễn thì luật sư tranh tụng cần vận dụng phương pháp đàm phán theo 4 điểm cơ bản như sau: 

  • Đầu tiên là việc tách con người ra khỏi vấn đề. Tập trung mục đích chính của các bên tham gia vào hòa giải. Không nên thể hiện, so bì bên nào, luật sư nào hơn thua.
  • Tập trung vào lợi ích giúp các bên nhận biết được mục tiêu chính của mình. 
  • Xây dựng nhiều giải pháp, phương án để đáp ứng được quyền lợi của các bên liên quan. Đồng thời dung hòa lợi ích khác nhau của các bên một cách linh hoạt.
  • Đảm bảo kết quả dựa trên những tiêu chuẩn khách quan như quy định của một số điều luật, ý kiến của chuyên gia cụ thể…

Có thể thấy kỹ năng này khá khó khăn đối với người luật sư. Tuy nhiên đây là điều mà một luật sư tranh tụng nào cũng phải trau dồi cho riêng mình. 

Kỹ năng giữ bình tĩnh tốt, kỹ năng mềm khác

Kỹ năng giữ bình tĩnh là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người hành nghề luật sư
Kỹ năng giữ bình tĩnh là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người hành nghề luật sư

Kỹ năng giữ bình tĩnh là kỹ năng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ trong quá trình giải quyết vụ việc có thể sẽ có điều phát sinh gây bất lợi. Người luật sư tranh tụng giỏi sẽ biết cách tiếp cận rằng cái đó sẽ phát sinh vào lúc này hay lúc khác. Khi xảy ra sẽ có cách giải quyết tốt nhất. 

Đối với kỹ năng mềm thì luật sư cần có các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng nhận việc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc,  kỹ năng giao việc, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học…

Có thể thấy các kỹ năng nêu trên đều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp ích cho việc hành nghề luật sư. Đồng thời nó còn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của mỗi người.

Hiện nay trường Đại học Đông Á tuyển sinh ngành luật 2021 với 3 hình thức: Xét theo kết quả học bạ THPT,, xét theo điểm thi THPT, xét tuyển thẳng giúp sinh viên có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

Đến với ngành luật của đại học Đông Á, các bạn sẽ được rèn luyện đầy đủ kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên ngành. Vì vậy sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp. 

Trên đây là đầy đủ những kỹ năng hành nghề luật sư mà một người luật sư cần có. Có thể thấy luật sư luôn phải tự trau dồi, tích lũy kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách thường xuyên để giúp ích cho khách hàng của mình. Hy vọng rằng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm ngành luật ra làm gì để có thêm lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình. Đừng quên theo dõi các bài tiếp tiếp theo của chúng tôi nhé. 

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University