Giải thích ý nghĩa biểu tượng ngành luật? Nguồn gốc ra đời?

Ý nghĩa biểu tượng ngành luật

Biểu tượng của ngành luật là gì? Nếu bạn là một sinh viên luật hoặc mong muốn làm việc trong ngành này thì đây là kiến thức cơ bản đầu tiên cần tìm hiểu. Bài viết dưới đây của Đại học Đông Á sẽ cùng bạn khám phá những thông tin thú vị về vấn đề này nhé.

Ý nghĩa biểu tượng ngành luật “Nữ thần công lý”

“Nữ thần công lý” là biểu tượng của ngành luật học. Hình tượng nữ thần công lý với cán cân, dải băng bịt mắt và thanh kiếm từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc đối với những người theo ngành luật. Những ý nghĩa của các biểu tượng này cũng rất sâu sắc.

Biểu tượng cán cân

Cán cân là một hình ảnh tượng trưng cho sự suy xét cẩn trọng và công bằng, nghiêm minh. Sự công bằng sẽ dựa vào sự cân bằng của cán cân. Đặc thù của ngành luật là dựa trên các cơ sở tình tiết, chứng cứ vụ việc mà đưa ra những phán xét, không được thiên vị hoặc đưa ra những kết luận thiếu công bằng.

Biểu tượng cán cân
Biểu tượng cán cân

Biểu tượng dải băng bịt mắt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đến thế kỷ 16 các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ mới bổ sung chiếc băng bịt mắt vào hình tượng Nữ thần Công lý. Người ta tìm thấy bức tượng  đầu tiên của nữ thần công lý có dải băng bịt mắt là ở thành phố Berne (Thụy Sĩ), được điêu khắc bởi Hans Gieng và hoàn thiện từ năm 1543 với tên gọi Gerechtigkeitsbrunnen (Fountain of Justice).

Ý nghĩa của dải băng bịt mắt được cho rằng tượng trưng cho sự khách quan; “chí công vô tư”. Nghĩa là công lý sẽ không bị ảnh hưởng bởi áp lực ngoại cảnh hay không chịu sự tác động, áp đặt từ bất kỳ thế lực nào. Những người thực thi công lý sẽ giữ được sự sáng suốt, bản lĩnh của mình mà không bị tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài. 

Biểu tượng thanh kiếm

Thanh kiếm là biểu tượng cho sức mạnh và sự uy quyền, cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết để có thể đảm bảo cho sự công bằng của công lý. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng : thanh kiếm là tượng trưng cho khả năng tìm ra sự thật giữa những điều gian dối. Trên con đường tìm kiếm công lý, sẽ không có sự thỏa hiệp nào cả.

CÓ THỂ BẠN TÂM

Nguồn gốc ra đời của biểu tượng ngành luật

Ý nghĩa là như vậy, nhưng nguồn gốc ra đời của biểu tượng ngành luật là từ đâu? Người ta thường biết đến nữ thần công lý với tên gọi tiếng Anh là Lady Justice.

Nguồn gốc ra đời của biểu tượng ngành luật
Nguồn gốc ra đời của biểu tượng ngành luật

Có ý kiến cho rằng : Hầu hết các hình tượng Nữ thần Công lý ngày nay (Lady Justice) được kết hợp từ thần Themis (một nữ thần của Hy Lạp – biểu tượng của pháp luật và trật tự tự nhiên) và thần Justitia, trong tiếng Latin là Iustitia – biểu tượng của công lý trong thần thoại La Mã:

  • Theo thần thoại Hy Lạp, Themis là một trong những người vợ của thần Zeus (trong tiếng Việt gọi là thần Dớt). Người ta miêu tả về bà như là cố vấn pháp lý đầu tiên của thần Zeus và thường ngồi cạnh ngai vàng của Zeus để mang đến cho thần Zeus những lời khuyên. Sau này, người kế tục bà trở thành hiện thân công là nữ thần Dike – con gái của bà với thần Zeus.
  • Justitia được xem là hiện thân của nữ thần công lý trong thần thoại La Mã cổ đại. Tương truyền, bà là một trinh nữ sống giữa loài người cho đến khi loài người trở nên hủ bại và tha hóa, sau đó bà đã phải bay lên trời và hóa thân thành chòm sao Xử nữ. Một số quan điểm cho rằng, Justitia trong thần thoại La Mã được kế thừa từ hình tượng Themis và Dike trong thần thoại Hy Lạp.

Lý do biểu tượng là Nữ thần công lý mà không phải Nam thần công lý?

Nhiều người thắc mắc tại sao biểu tượng của ngành luật là nữ thần công lý mà không phải là nam thần công lý? Trong truyền thuyết luôn có các nam thần như Thần Apollo (thần đại diện cho ánh sáng, chân lý và nghệ thuật của Hy Lạp), thần Cupid (vị thần đại diện cho tình yêu trong thần thoại La Mã)… Trong khi đó biểu tượng cho công lý lại là hình ảnh của nữ thần.

Có thể giải thích nguyên nhân này là do nguồn gốc ra đời của biểu tượng nữ thần công lý. Họ đều là những người phụ nữ giỏi giang và công tâm. Do đó, sau khi hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình, họ đã trở thành biểu tượng cho công lý và sự công bằng của pháp luật. Nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là sự khích lệ và động viên từ xã hội xưa cho sự cố gắng, nỗ lực của người phụ nữ. Ho không phải lúc nào cũng mềm mỏng, yếu đuối. Những lúc cần, họ có thể trở thành những người mạnh mẽ, kiên cường và đem lại công lý, công bằng cho xã hội.

Như vậy, với những thông tin giới thiệu về ngành luật trên của đại học Đông Á, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu tượng ngành luật. Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành nghề này, hãy theo học tại Đại học Đông Á để chinh phục được đam mê của mình nhé. Với chương trình giảng dạy chất lượng và uy tín, nhiều năm nay Đông Á đã là điểm đến tin cậy của các bạn trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *