Mô hình B2B là gì? Vai trò và lợi ích của mô hình này trong kinh doanh?

Mô hình này giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và mang đến nhiều cơ hội hợp tác

Mô hình B2B (Business to Business) là một mô hình kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp yêu thích bởi những lợi ích và hiệu quả mà nó mang lại. Các doanh nghiệp cũng dựa vào mô hình này để khẳng định được thương hiệu, sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Theo dõi bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để nắm được chi tiết nội dung mô hình thương mại điện tử B2B này nhé. 

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B là gì?

Mô hình B2B trong thương mại điện tử được viết tắt từ cụm  từ Business to Business. Đây là mô hình được dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Thông thường mô hình kinh doanh thương mại điện tử và các giao dịch hoạt động trên các kênh TMĐT hoặc sàn giao dịch điện tử.

Các doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh này sẽ nắm bắt được những hiệu quả mà nó mang lại. Lợi ích đa dạng từ mô hình giúp họ củng cố được chỗ đứng trên thị trường thông qua việc hợp tác và làm việc cùng nhau.

Mô hình B2B trong thương mại điện tử được viết tắt từ cụm  từ Business to Business
Mô hình B2B trong thương mại điện tử được viết tắt từ cụm  từ Business to Business

Hiện nay, khi CNTT đang có sự bùng nổ mạnh mẽ thì việc các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng website thương mại để “giao tiếp” với đối tác khách hàng càng trở nên nở rộ. Theo một số thống kê, trong hai năm gần đây, tỷ lệ website hướng đến người tiêu dùng làm chủ đạo không tăng nhiều, trong khi đó tỷ lệ website hướng tới các đối tác là tổ chức hoặc doanh nghiệp tăng từ 76,4% đến 84,8%. Con số này vẫn tiếp tục có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. 

Qua nhiều thời gian phát triển, mô hình B2B đã thể hiện được tầm quan trọng của mình trong việc tăng doanh thu, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Mặc dù vậy, tại Việt Nam mô hình này vẫn đang phát triển với tốc độ khá chậm so với các nước trên thế giới.

Tìm hiểu các vai trò của mô hình kinh doanh B2B

Không giống như những mô hình kinh doanh khác, mô hình B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Mô hình này giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và mang đến nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp. Từ đó mang đến lợi nhuận tốt hơn và cơ hội phát triển thị trường cao.

Trong mạng lưới kinh doanh, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế là một trong những mắt xích nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi các doanh nghiệp hợp tác được với nhau thì sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với những đơn vị doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực bổ trợ. Cơ hội sẽ càng rộng mở nếu bạn tạo được độ uy tín, tin cậy với khách hàng của bạn.

Việc giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp cũng đóng vai trò trong việc loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan, mang đến lợi ích của tập thể và cần có yếu tố logic cao hơn. Do đó, hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn.

Mô hình này giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và mang đến nhiều cơ hội hợp tác
Mô hình này giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và mang đến nhiều cơ hội hợp tác

Các mô hình kinh doanh B2B thường gặp

Cùng tìm hiểu một số mô hình kinh doanh B2B phổ biến nhất hiện nay nhé!

Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua

Đây là loại hình thường ít gặp bởi nhu cầu hiện tại chủ ý là của các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình đến các đối tác. Tuy vậy, ở nước ngoài ,mô hình B2B thiên về bên mua vẫn đóng vai trò chủ đạo và hoạt động khá mạnh. Với mô hình này, đơn vị kinh doanh nhập các nguồn hàng cũng như sản phẩm từ các bên thứ ba. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có hẳn trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác tham khảo và đưa ra báo giá phân phối sản phẩm.

Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán

Mô hình này thường gặp và phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp sở hữu trang thương mại điện tử chính và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đơn vị thứ ba như các công ty, doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất. Thường thì mô hình này cung cấp sản phẩm với số lượng lớn.

Mô hình B2B dạng trung gian

Mô hình dạng trung gian này là mô hình giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Dạng này được đánh giá là phổ biến nhất hiện nay. Tại Việt Nam, có thẻ bắt gặp những sàn thương mại điện tử như Lazada, Cungmua, Muachung, Hotdeal, Shopee… Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên trang TMĐT. Người mua có thể chọn lọc sản phẩm, được đảm bảo quyền lợi theo những quy định và tiêu chuẩn mua bán được đặt ra.

Loại hình thương mại hợp tác

Mô hình này cũng tương tự như mô hình B2B trung gian. Điểm khác là nó mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị hơn. Mô hình thương mại hợp tác này được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:

  • Internet exchanges – Sàn giao dịch Internet
  • Net marketplaces – Chợ trực tuyến
  • E-marketplaces – chợ điện tử
  • E-markets – Thị trường điện tử
  • Trading exchanges – Sàn giao dịch thương mại
  • Trading communities – Cộng đồng thương mại
  • Exchange hubs – Trung tâm trao đổi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Lợi ích của các mô hình kinh doanh B2B

 Doanh nghiệp có thể dùng B2B để phân tích nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng
Doanh nghiệp có thể dùng B2B để phân tích nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng

Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia mô hình thương mại điện tử B2B là có được những  cơ hội mua bán mới, cắt giảm hiệu quả các giấy tờ và tiết kiệm được tối đa chi phí quản lý.

Hơn nữa, mô hình này còn phá vỡ những khó khăn về không gian, thời gian giữa người mua và người bán. Hoạt động sản xuất có tính linh hoạt hơn. Doanh nghiệp còn có thể phân tích nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng một cách chính xác để có những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn nhất.

Như vậy, có thể thấy mô hình B2B chiếm một vai trò không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Hy vọng bài viết của ĐH Đông Á đã mang đến những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *