Ngành luật là một ngành học đang có tiềm năng phát triển trong tương lai. Chính vì vậy có rất nhiều bạn trẻ chọn ngành này để học đại học. Tuy vậy, không phải bạn nào cũng hiểu rõ ngành luật là gì? Học ngành luật ra làm gì? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin để có cái nhìn rõ nhất về ngành luật.
=======
BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC
- Giải Thích Ý Nghĩa Biểu Tượng Ngành Luật? Nguồn Gốc Ra Đời?
- Tổng Hợp Các Trường Đào Tạo Ngành Luật? Nên Học Ở Trường Nào?
=======
Ngành luật là gì?
Tìm hiểu các chuyên ngành luật chúng ta có thể thấy được đây là ngành tương đối rộng. Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Ngành này bao gồm các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội.
Sinh viên theo học ngành luật sẽ được đào tạo những kiến thức về pháp luật. Tùy thuộc vào những chuyên ngành khác nhau mà các bạn sẽ được học những môn học và kiến thức khác nhau. Trước khi quyết định theo học ngành này thì các bạn nên tìm hiểu những kiến thức giới thiệu về ngành luật để hiểu cơ bản về ngành học.
Sinh viên ngành luật ra trường làm gì?
Vấn đề cơ hội việc làm của ngành luật sau ra trường của ngành luật cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy học luật ra trường làm gì? Cùng tham khảo một số vị trí việc làm dưới đây nhé.
Công chứng viên
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật có thể làm việc trong vị trí công chứng viên. Công chứng viên là người có nhiệm vụ là tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Vị trí này còn có nhiệm vụ soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý là một trong những vị trí công việc có tiềm năng, cơ hội việc làm cao. Ở vị trí này, công việc của họ là giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho các công ty, doanh nghiệp. Chuyên viên pháp lý thường xuyên phải nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, họ cũng là người gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Để làm tốt công việc này thì bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, có sức thuyết phục.
Kiểm sát viên – Công tố viên
Học ngành luật ra trường làm gì? Kiểm sát viên, công tố viên là một trong những đáp án dành cho bạn. Công việc của vị trí công việc này là là điều tra, truy tố và buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Bên cạnh đó, họ còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Luật sư
Luật sư chắc chắn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi có thắc mắc học trường luật ra làm gì. Công việc của một luật sư là nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công. Luật sư là người tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng… Ngoài ra, luật sư còn là người thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Sau đó cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài…
Thư ký tòa án
Thư ký tòa án là vị trí công chức làm việc tại Tòa án. Thư ký tòa án có công việc cụ thể là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Đây cũng là vị trí hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để có thể trở thành thư ký tòa án thì bạn phải có bằng cử nhân Luật, vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa Án.
Giảng viên ngành luật
Với thắc mắc sinh viên ngành luật ra trường làm gì thì giảng viên cũng là một trong những công việc dành cho bạn. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, để trở thành giảng viên thì bạn cần có nghiệp vụ sư phạm và một số kỹ năng khác như : tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…
Thẩm phán
Thẩm phán chắc chắn là vị trí công việc được nhiều người ao ước. Chức danh này cao quý và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, thực thi pháp luật. thuộc về những người có nhiệm vụ bảo vệ công lý và thực thi pháp luật.
Pháp chế doanh nghiệp
Pháp chế doanh nghiệp đang là vị trí công việc được nhiều sinh viên ra trường lựa chọn. Kinh tế phát triển kéo theo sự thành lập của nhiều doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định và hợp pháp, chắc chắn cần đến phòng ban pháp chế. Nhiệm vụ của những người làm pháp chế doanh nghiệp là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Học xong ngành luật làm việc ở đâu?
Các môi trường làm việc của ngành luật có thể kể tới như :
- Viện kiểm sát:
- Phòng công chứng của Nhà nước
- Làm việc tại Bộ tư pháp
- Làm việc tại Bộ phận pháp chế:
Học ngành luật ở đâu tốt nhất
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành luật nhưng bạn cần chọn được ngôi trường uy tín, chất lượng và phù hợp với bản thân. Đại học Đông Á là một trong những ngôi trường tự tin về đào tạo ngành luật.
Sinh viên ở Đông Á được đảm bảo đạt năng lực đầu ra về kiến thức chuyên môn thái độ, chính trị xã hội, kỹ năng thế kỷ 21 và kỹ năng đặc thù nghề nghiệp. Bên cạnh đó, kỹ năng tin học, ngoại ngữ cũng luôn được trau dồi thành thạo.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn “ngành luật là gì” và “Học ngành luật ra làm gì”. Cơ hội việc làm của ngành luật cũng đang rất rộng mở. Hãy tự tin theo đuổi đam mê của mình với ngành luật nhé!
Khoa Luật tại Đại học Đông Á chuyên đào tạo: Ngành Luật và Ngành Luật Kinh Tế. Với định hướng gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm, Khoa Luật không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật các chương trình đào tạo quốc tế.
Đội ngũ giảng viên của Khoa được học tập tại các trường đại học uy tín, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập xuất sắc.
Khoa Luật đảm nhiệm chức năng tổ chức và quản lý sinh viên ngành Luật kinh tế, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, và thúc đẩy hoạt động ngoại khóa để sinh viên có trải nghiệm thực tế. Khoa Luật cam kết mang đến cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về pháp luật Việt Nam và quốc tế, cùng với những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế cần thiết để thành công trong môi trường làm việc trong nước & toàn cầu.