Nghề digital marketing – Tìm hiểu từ A đến Z về nghề nghiệp này

Nghề digital marketing - Tìm hiểu từ A đến Z về nghề nghiệp này

Hiện nay việc mua sắm trên Internet ngày càng được phổ biến. Do đó nghề Digital Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với những khách hàng tiềm năng. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết về ngành nghề này nhé. 

Khái niệm nghề Digital Marketing là gì?

Nghề Digital Marketing là gì? Đây là các công việc quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu hay còn goi là ngành marketing truyền thông. Mục đích để tác động đến nhận thức khách hàng và kích thích hành vi mua hàng của họ. Có thể nói Digital Marketing hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.

Lịch sử ra đời Digital Marketing

Khi Internet phát triển thì xu hướng và hành vi mua hàng của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Cụ thể người mua sẽ ưa chuộng trên thị trường ảo hơn thị trường thực tế. Bởi lẽ nó tiện lợi, hữu dụng và nhanh chóng. Ngoài ra việc tìm thông tin cũng dễ dàng hơn qua các công cụ tìm kiếm. Từ đó đã ra đời nghề digital marketing để phục vụ các doanh nghiệp. 

Những ưu điểm của Digital Marketing

Dưới đây là những ưu điểm của Digital Marketing: 

  • Tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả: Mức chi phí của dịch vụ này thấp hơn rất nhiều so với các phương thức truyền thống khác từ xưa đến nay. Bởi lẽ doanh nghiệp sẽ không phải mất khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì. 
  • Tiếp cận thị trường với những khách hàng tiềm năng: Đối với hình thức Digital Marketing thì không chỉ thông tin về doanh nghiệp mà khách hàng còn có thể tìm hiểu được hình ảnh, giá cả và nguyên liệu, dịch vụ…Hình thức tiếp thị này có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu, lúc nào.
  • Đánh giá chính xác tính hiệu quả: Nhờ công cụ của Digital Marketing bạn có thể dễ dàng đánh giá chính xác các thông số về sự quan tâm của khách hàng khi truy cập vào quảng cáo của mình. 

Những bước thực hiện Digital Marketing

Một quá trình Digital Marketing hoàn thiện sẽ tạo cho công ty, doanh nghiệp đảm bảo và chắc chắn trong quá trình thực hiện. Các bước thực hiện cụ thể như sau: 

  • Xây dựng khách hàng: Đầu tiên bạn cần nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn đối tượng về mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng cho từng dòng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.
  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Cần xác định kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn công ty, doanh nghiệp của mình đạt được trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn nhất.
  • Định giá các kênh Digital Marketing: Bạn hãy tiến hành xem xét các kênh hoặc tài sản có sẵn để đưa vào chiến lược Digital Marketing. Những kênh có hiệu quả thì bạn hãy tập trung vào những kênh đó.
  • Lên kế hoạch các phương tiện truyền thông: Phương tiện truyền thông  là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quá trình Digital Marketing. Vì vậy hãy lên kế hoạch chi tiết về nội dung. Điều đó sẽ đem đến 50% sự thành công cho bạn trong quá trình Digital Marketing.
  • Kiểm tra và lên kế hoạch Earned Media: Việc đánh giá và xem xét Earned Media có thể xếp hạng từng nguồn phương tiện kiếm được. Từ đó bạn tiến hành sắp xếp và lên kế hoạch một cách hợp lý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing Online

Sự khác nhau về ngành nghề Digital Marketing và Marketing Online qua các yếu tố sau: 

  • Đo lường: Digital Marketing khó đo lường vì hình thức này không phụ thuộc vào website hay mạng Internet. Ở hình thức này thì bạn sẽ không thể biết được có bao nhiêu người đọc tin nhắn mà mình gửi qua SMS hay người mua đó có thực hiện mua hàng hay không. Ngược lại, Marketing Online có khả năng đo lường hiệu quả và dễ dàng. Từ đó doanh nghiệp có thể biết chính xác cho bao nhiêu người click vào trang web của mình, khách hàng có thực hiện quá trình mua hàng hay không…
  • Về phương thức hoạt động: Marketing Online thường phụ thuộc vào mạng Internet. Digital Marketing không phụ thuộc hoàn toàn vào mạng Internet mà còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi không có Internet thì Digital Marketing vẫn hoạt động một cách bình thường.
  • Về mục đích sử dụng: Dùng Marketing Online để tăng cường chuyển đổi, quá trình bán hàng và thanh toán diễn ra nhanh chóng. Còn sử dụng Digital Marketing để tăng cường nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Digital Marketing hay Marketing online la 2 lĩnh vực thuộc ngành marketing. Như đã tìm hiểu ở trên, cơ hội nghề nghiệp của hay ngành học này khá rộng mở. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin ngành marketing ra trường làm gì để có thêm lựa chọn cho bản thân nhé!

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin liên quan đến ngành nghề Digital Marketing. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm và từng bước hình thành được các chiến dịch quảng cáo đúng đắn, hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *