Đôi nét về tiểu sử người sáng lập ra ngành điều dưỡng

Florence Nightingale - Bà tổ ngành điều dưỡng

Từ lâu ngành điều dưỡng đã có một vị trí quan trọng nhất định trong hệ thống y tế thế giới nói chung và hệ thống y tế Việt Nam nói riêng. Vậy liệu bạn có biết ai là người sáng lập ra ngành điều dưỡng? Cùng tìm hiểu xem bà tổ ngành điều dưỡng là ai trong nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!

Người sáng lập ra ngành điều dưỡng là ai?

Hãy cùng lắng nghe câu chuyện về bà tổ ngành điều dưỡng mà chúng tôi sắp chia sẻ với bạn dưới đây. Đó là câu chuyện về một người phụ nữ vĩ đại…

Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra trong một gia đình người Anh giàu có, quyền quý và địa vị. Gia đình bà thuộc dòng dõi địa chủ thời bấy giờ. Ngay từ nhỏ, Florence đã thể hiện mình là một người sống có chính kiến và mục đích. Với tư chất thông minh cùng nền tảng giáo dục tốt ngay từ nhỏ Florence đã am hiểu nhiều về triết học, tôn giáo và cả chính trị. Nhưng điều khiến bà cảm thấy thú vị hơn cả chính là việc chăm sóc cho những người nông dân ốm đau thường ngày.

Đam mê được chăm sóc mọi người của Florence gặp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình. Thế nhưng với niềm tin, lòng thương sâu sắc khi chứng kiến cảnh nhiều người bị bệnh tật xâu xé, vượt qua mọi rào cản và cực khổ, bà vẫn không từ bỏ ý định của bản thân. Cũng nhờ sự cương quyết những năm tháng đó mà mãi sau này chính bà trở thành người sáng lập ngành điều dưỡng cả thế giới phải tôn thờ.

Florence Nightingale - Người sáng lập ra ngành điều dưỡng
Florence Nightingale – Người sáng lập ra ngành điều dưỡng

Con đường đến với ngành điều dưỡng

Với một quý cô thuộc tầng lớp thượng lưu, để lựa chọn công việc chăm sóc bệnh nhân thực sự là sự đối đầu khó khăn. Bởi thời điểm đó, nghề chăm sóc bệnh nhân là thứ nghề bị xã hội coi thường.

  • Năm 1851, Florence quyết định sang Đức thăm Viện Kaiser Worth và ở lại đó để học cách săn sóc bệnh nhân.
  • Đầu năm 1853 Florence qua Pháp thăm các dưỡng đường ở Paris và học thêm nghề chăm sóc bệnh nhân.
  • Khi về nước bà quyết định vào giúp việc cho một bệnh xá do hội Thiện lập ở Harley Street.
Con đường đến với ngành điều dưỡng
Con đường đến với ngành điều dưỡng

Công cuộc biến đam mê trở thành hiện thực của Florence bắt đầu với quyết định trở thành một điều dưỡng. Dám từ bỏ cuộc sống sang trọng để thực hiện lý tưởng của mình đó là chăm sóc cho những người nghèo, đang bị bệnh tật và cái chết đe dọa. Có thể nói, bà chính là tấm gương phụ nữ dám vượt qua định kiến xã hội thời này.

Điều dưỡng là một nghiệp vụ thuộc hệ thống các ngành y tế, giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bạn đam mê và muốn theo học ngành điều dưỡng. Hãy nhan tay đăng ký xét tuyển vào Đại học Đông Á – Đại học điều dưỡng được đánh giá là chất lượng nhất khu vực miền trung.

Câu chuyện người phụ nữ và cây đèn – người sáng lập ra ngành điều dưỡng

Con đường của bà tổ ngành điều dưỡng – người sáng lập ra ngành điều dưỡng cũng đầy khó khăn, vất vả nhưng sẽ có một câu chuyện truyền cảm hứng tuyệt vời nhất cho mỗi chúng ta.

Trong những năm 1854 – 1856, chiến tranh bùng nổ, hàng nghìn lính Anh bị thương, tử vong do nhiễm trùng. Tình cảnh của những người lính trở nên bi thảm vô cùng khi không có ai chăm sóc, vô tổ chức và thiếu thốn mọi thứ. Đứng trước tình cảnh này, chính quyền Anh buộc phải nhờ đến sự giúp sức của Florence Nightingale.

Ngay sau đó, Florence cùng 38 nữ tình nguyện khác ra mặt trận. Tại dây, Florence được trao  quyền chỉ huy các nữ điều dưỡng ở bệnh viện dã chiến Barack tại Scitani hồi đó.

Florence cùng các cộng sự phải làm việc suốt ngày, mỗi đêm chỉ nghỉ được vài giờ sau đó lại tiếp tục công việc cao cả. Mỗi ngày đều đi thăm nom hết tất cả các phòng bệnh. Trong đêm tối, Florence thường một mình cầm đèn đi thăm nom và chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về. Cứ như thế, hình ảnh người phụ nữ và cây đèn trở thành hình ảnh quen thuộc của hàng nghìn binh lính tại đây. Họ gọi bà với danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn”.

Câu chuyện người phụ nữ và cây đèn
Câu chuyện người phụ nữ và cây đèn

Nhờ có Florence mà tình hình bệnh viện dã chiến trở nên tốt hơn. Sau khi cuộc chiến kết thúc, năm 1857 Florence Nightingale trở về quê hương và được tôn vinh bởi những đóng góp to lớn cho quân đội nước nhà. Sau khi ngừng làm việc, bà sử dụng 50.000 bảng Anh mà các chiến sĩ tặng để thành lập Trường đào tạo điều dưỡng tại bệnh viện Saint Thomas ở London. Đây chính là trường học đầu tiên trên thế giới đào tạo về nghề điều dưỡng cũng là tâm huyết cả đời của người phụ nữ vĩ đại này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những di sản để lại cho sau này

Trong quá trình làm việc, bà tổ ngành điều dưỡng đã để lại nhiều đóng góp quý báu cho quá trình phát triển nghề điều dưỡng sau này.

  •  Là người đầu tiên phát hiện và đặt ra yêu cầu nền tảng vệ sinh trong các cơ sở y tế.
  •  Ý nghĩa của ngành điều dưỡng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng từ 42% xuống 2%.
  •  Thành lập trường đào tạo nữ điều dưỡng, sau này là một phần của King’s College London.
  • Cho ra đời sách “Cẩm nang điều Dưỡng” làm tài liệu cho việc đào tạo điều dưỡng.
  •  Đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Ủy Ban Hoàng Gia về tình trạng y tế trong quân đội.
  •  Là người góp phần hình thành hệ thống hồ sơ bệnh án cho người bệnh.

Từ những đóng góp của bà tổ ngành điều dưỡng – Florence mà cả thế giới đã lấy ngày sinh của bà làm ngày Điều dưỡng quốc tế (12-5). Và cũng trong lịch sử ngành điều dưỡng nước Anh, chưa một phụ nữ nào được quân đội và dân chúng yêu quý như Florence. Cho đến lúc qua đời bà vẫn ngỏ ý muốn hiến xác cho y học.

Câu chuyện về người sáng lập ra ngành điều dưỡng không chỉ dừng lại ở việc truyền cảm hứng tích cực cho mỗi người. Mà còn là minh chứng cho tinh thần nhân văn, sự nỗ lực, kiên nhẫn, hết mình cho công việc. Đam mê sẽ trở thành hiện thực và còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa khi bản thân nỗ lực không ngừng nghỉ.

Trên đây là thông tin về người sáng lập ra ngành điều dưỡng, hy vọng những điều cần biết về ngành điều dưỡng này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phần nào. Nếu bạn có đam mê và muốn theo đuổi ngành điều dưỡng hãy nhanh tay đăng ký vào trường Đại học Đông Á để dành tấm vé trở thành sinh viên đại học Đông Á ngay hôm nay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *