Logistics ngày nay được xem như là một phần không thể thiếu của của hoạt động chuỗi cung ứng. Nếu logistics làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Vậy nhu cầu nhân lực ngành Logistics Việt Nam ra sao? Cùng nhau tìm hiểu thông tin về ngành logistics qua bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Lực lượng lao động ngành Logistics đã được hình thành và phát triển từ thời kỳ Pháp thuộc đến nay.
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 1 triệu nhân lực Logistics, gồm 3 nhóm chính là:
- Nhóm nhân lực quản trị cao cấp
- nhóm nhân lực quản trị trung gian
- nhóm nhân lực tham gia trực tiếp
Theo ước tính chỉ đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu của ngành. Với tốc độ tăng trưởng 20-25% trung bình mỗi năm của ngành Logistics, việc thiếu hụt nguồn nhân lực đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Logistics trong nước.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics cho Việt Nam
Phát triển nguồn nhân lực Logistics là nhu cầu cấp thiết và đóng vai trò làm nền tảng cho phát triển thương mại, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Điều này đòi hỏi các ban ngành cần có giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này trong tương lai.
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong một vài năm vừa qua, điểm chuẩn ngành logistics trúng tuyển vào các trường Đại học trên cả nước luôn cao hàng đầu. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì năng lực đầu vào của sinh viên nhập học có tầm quan trọng đối với kết quả đào tạo của các trường cũng như chất lượng nguồn nhân sự.
Do đó, chúng ta cần duy trì, phát huy hơn nữa công tác truyền thông và tư vấn hướng nghiệp… để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là nhiệm vụ của cấp quản lý đồng thời cần sự tham gia của các doanh nghiệp xây dựng nhiều hình thức động viên khuyến khích như hỗ trợ kinh phí học tập, trao học bổng.
Đào tạo phát triển năng lực chuyên môn tại các doanh nghiệp
Đối với bộ phận người lao động hiện đang công tác tại các doanh nghiệp cần được khuyến khích và tạo điều kiện học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là vô cùng cần thiết. Mối liên hệ giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, hiệp hội Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, hay CTCP Gemadept đều có những chính sách tương đối hiệu quả tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần kết nối của Hiệp hội Logistics Việt Nam, các hiệp hội Logistics địa phương qua để có thể thực hiện công tác đào tạo một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Logistics
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Giảng dạy huấn luyện tại các cơ sở đào tạo
Đây là công tác trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Logistics. Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển nhanh chóng về chất lượng cũng như số lượng của các trường đại học, đơn vị đào tạo và sự thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam.
Các trường, đơn vị tuyển sinh ngành logistics cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về giảng viên, cơ sở vật chất, giảng dạy, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khuyến khích việc đào tạo. Sinh viên tại các trường cần có nhiều cơ hội được tham gia nghiên cứu, thực hiện dự án để trau dồi thêm kiến thức thực tế đồng thời có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thu hút, tạo điều kiện cho sinh viên được để tham gia nhiều hơn nữa trong quá trình đào tạo, tăng tiếp cận thực tế cho sinh viên. Thực tế cho thấy, khi sinh viên được thực tập nghiêm túc tại các doanh nghiệp đều vận dụng hiệu quả đưa kiến thức từ nhà trường vào thực tiễn để có cơ hội nghề nghiệp tốt ngay từ khi ra trường.
Qua nội dung trên, chúng ta có thể thấy được nhu cầu nhân lực ngành Logistics chất lượng cao là vô cùng cấp thiết và luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Mặc dù vậy, quá trình đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại và cần sự chung sức cũng như hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, doanh nghiệp và toàn xã hội. Đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!