• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Tâm lý học lâm sàng – Chuyên ngành độc lập của tâm lý học

Thuật ngữ tâm lý học lâm sàng

Tâm lý học lâm sàng (TLHLS) là gì? Bao gồm những chuyên ngành nào? đang là vấn đề được nhiều bạn quan tâm trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thân con người ngày một nâng cao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về ngành này nhé.

Tìm hiểu ngành tâm lý học lâm sàng

Nhiều người thắc mắc học ngành tâm lý học làm nghề gì thì tâm lý học lâm sàng (TLHLS) cũng là một ngành nghề độc lập của tâm lý học. Để hiểu tường tận hơn về lĩnh vực này, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin chi tiết dưới đây.

Tâm lý học lâm sàng là gì?

Là sự kết hợp các thuật ngữ “tâm lý học” – “Psychology” với “giường” – “Clinical”. Trong đó thuật ngữ “clinical” có nghĩa là giường, trong Y khoa dùng để chỉ sự thăm khám của bác sĩ tại giường bệnh. Tuy nhiên để thuật ngữ mang tính khoa học thì các nhà phiên dịch đã chọn cách phiên âm Hán – Việt có nghĩa là “lâm sàng”.

Thuật ngữ tâm lý học lâm sàng
Thuật ngữ tâm lý học lâm sàng

Tầm quan trọng của tâm lý học lâm sàng

Chắc hẳn bạn đang rất quan tâm đến vai trò của TLHLS trong cuộc sống hiện nay, cùng tìm hiểu nhé.

Những yếu tố phát huy vai trò của tâm lý học lâm sàng

TLHLS có phát huy được tối đa vai trò của mình hay không tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Để hiểu được các hoạt động tâm lý của thân chủ một cách khách quan thì nhà tâm lý học cần sử dụng mô hình lý thuyết đa yếu tố. Nhà tâm lý có thể tham khảo một số mô hình như: Phân tâm học, Nhận thức hành vi, Hệ thống gia đình….để từ đó giải thích được toàn bộ hành vi, cách ứng xử của thân chủ.
  • Nhà tâm lý học trong quá trình thực hành TLHLS phải mang tính khoa học và được phổ biến rộng rãi. Từ đánh giá, can thiệp tâm lý hay áp dụng các biện pháp cần được phổ biến tại nhiều nơi như bệnh viện, trại cai nghiện, trường học….
  • Nghiên cứu chính là nền tảng của TLHLS bởi các lý thuyết, mô hình, phương pháp sử dụng trong ngành này đều xuất phát từ nghiên cứu. Và quá trình thực hành sẽ giúp việc nghiên cứu tiến triển và đưa ra được các mô hình mới hiệu quả chính xác, có tính thích nghi cao.
  • Các nhà tâm lý lâm sàng cần có trình độ, được đào tạo một cách bài bản từ lý thuyết đến thực hành. Và điều kiện để một nhà tâm lý lâm sàng được công nhận đó là phải sở hữu bằng thạc sĩ thực hành chuyên biệt về TLHLS.
TLHLS mang đến cho nhà lâm sàng cách tiếp cận chủ thể theo mô hình lý thuyết đa yếu tố
TLHLS mang đến cho nhà lâm sàng cách tiếp cận chủ thể theo mô hình lý thuyết đa yếu tố

Điểm khác biệt của bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng

Trên thực tế, công việc của bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng đều có chung mục đích là giúp đỡ con người, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, xét một cách kỹ hơn thì công việc của bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng có sự khác biệt. Đó chính là:

  • Bác sĩ tâm thần: Có thể kê thuốc nhằm tác động đến sinh học của não mục đích cải thiện hành vi tâm lý của bệnh nhân. Các nghiệp vụ chuyên môn như kiểm tra, sờ, nắn, gõ, nghe bằng ống nghe, dụng cụ tai mũi họng hoặc các xét nghiệm lâm sàng. Dựa vào các triệu chứng và bằng chứng khoa học đưa ra các chẩn đoán và phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân.
  • Nhà tâm lý lâm sàng: Tiếp xúc với thân chủ thông qua quan sát và lắng nghe những hành vi, lời nói hành động, cử chỉ. Các công cụ hỗ trợ bao gồm: đồ chơi, hình vẽ, sách, trắc nghiệm tâm lý…để có cái nhìn toàn diện về con người. Từ đó, nhà tâm lý lâm sàng sẽ giúp bệnh nhân nhìn nhận được những sai phạm, thiếu hụt trong hành vi để có thể có cách điều chỉnh phù hợp.

Mặc dù có sự khác biệt nhưng nhìn chung các hoạt động của nhà tâm lý lâm sàng và bác sĩ tâm thần có liên quan mật thiết và cần sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Nhà tâm lý lâm sàng và Bác sĩ tâm thần có mối quan hệ mật thiết với nhau
Nhà tâm lý lâm sàng và Bác sĩ tâm thần có mối quan hệ mật thiết với nhau

Ngành tâm lý học lâm sàng Ở Việt Nam

Dưới đây là thông tin sơ lược về ngành TLHLS ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển ngành TLHLS ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tâm lý học lâm sàng còn là một phân ngành non trẻ.

Năm 1989, cố bác sĩ nhi khoa Nguyễn Khắc Viện đã đưa tiếp cận tâm lý lâm sàng vào việc khám và điều trị tâm lý cho trẻ em – những trẻ có các rối nhiễu tâm lý tại trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N-T do ông sáng lập. Từ đó, trung tâm này đã hợp tác với một số bệnh viện tại TP.HCM, Hà Nội để thành lập nên nhiều cơ sở thăm khám tâm lý trẻ em theo mô hình CMPP của Pháp.

TLHLS ra đời gắn liền với tên tuổi của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
TLHLS ra đời gắn liền với tên tuổi của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Những năm 1999 – 2000: Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cụ thể là khoa Tâm lý học bắt đầu giảng dạy những môn học thuộc bộ môn tâm lý lâm sàng.

Năm 2002, Bộ môn Tâm lý lâm sàng được thành lập với nhiều môn học liên quan đến lĩnh vực này.

Tháng 10/2005 Trung tâm Tâm lý lâm sàng Việt Nam được thành lập và chịu sự quản lý, điều hành của Viện Tâm lý học thuộc Viện KHXH Việt Nam.

Hiện nay, tâm lý học lâm sàng được giảng dạy và phát triển ở một số trường Đại học lớn trên toàn quốc.

Ứng dụng của TLHLS trong tham vấn trị liệu tại Việt Nam

TLHLS ngày nay được cho là một kênh, một phương tiện, một công cụ đắc lực cho nhà tâm lý lâm sàng. Dựa vào TLHLS để tìm hiểu và nghiên cứu sự chuyển biến tâm lý mà ở đó con người đóng vai trò là chủ thể.

Với TLHLS, các nhà tâm lý có thể sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận trên nhiều liệu pháp khác nhau để có cái nhìn toàn diện và hoàn chỉnh nhất về vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. Từ đó đưa ra tiên lượng trị liệu, tham vấn phù hợp và hiệu quả nhất cho thân chủ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cơ hội và thách thức của ngành tâm lý học lâm sàng tại Việt Nam

Dưới đây là những cơ hội và thách thức của Ngành tâm lý học lâm sàng tại Việt Nam

Cơ hội

  • Ngành TLHLS tại Việt Nam được sự cho phép hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, các trường học, bệnh viện, tổ chức phi chính phủ….
  • Đời sống vật chất con người được cải thiện, chất lượng cuộc sống tinh thần của người dân được nâng cao hơn. Con người ta ý thức rõ ràng hơn về sức khỏe tinh thần.
  • TLHLS đã ngày càng phổ biến hơn và được nhiều người biết đến thông qua các phương tiện truyền thông.
  • Sự phát triển của tư vấn, tham vấn tâm lý qua điện thoại, các trang mạng về sức khỏe tinh thần đã mở ra cơ hội tiếp cận cho nhiều người không có điều kiện tìm đến trung tâm tâm lý.
  • Nhiều chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế của ngành TLHLS được mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhìn nhận và chuyên nghiệp hóa TLHLS.
Ngành TLHLS ở Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho các nhà tâm lý tương lai
Ngành TLHLS ở Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho các nhà tâm lý tương lai

Thách thức

Thiếu sự thích nghi những khái niệm tâm lý học phương Tây với nền văn hóa của đất nước Việt Nam.

  • Văn hóa cộng đồng của người Việt vẫn đang còn trội lên tính cá thể.
  • Các nhà nghiên cứu, thực hành tâm lý lâm sàng ở nước ta thường đối mặt với việc thiếu từ vựng, hạn chế trong việc dịch khái niệm, các thuật ngữ.
  • Tình hình xã hội Việt Nam có sự phức tạp
  • Ngành TLHLS thiếu tài liệu dịch sang tiếng Việt, làm hạn chế sự chia sẻ và trao đổi thông tin.
  • Các trắc nghiệm tâm lý sử dụng trong thực hành đang còn tùy tiện, không được hợp thức hóa.
  • Suy nghĩ của các cá nhân và tư duy phân tích ít khi được đề cao, ít thực hành, ít được quan sát lâm sàng.

Như vậy có thể thấy để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của con người ngày nay, TLHLS nói riêng và tâm lý học nói chung đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, nhu cầu theo học ngành Tâm lý học của các bạn trẻ hiện nay ngày một tăng. 

Tại Trường Đại học Đông Á, ngành tâm lí học là một ngành rất được chú trọng đào tạo và giảng dạy với mục tiêu giúp sinh viên có được các kỹ năng:

  • Kỹ năng thiết kế nghiên cứu tâm lý
  • Kỹ năng triển khai nghiên cứu tâm lý
  • Kỹ năng chẩn đoán, đánh giá tâm lý người
  • Kỹ năng nhận dạng các vấn đề tâm lý
  • Kỹ năng nhận dạng các vấn đề tâm lý trong lĩnh vực lâm sàng, xã hội để thực hiện Tư vấn – Tâm lý
  • Kỹ năng ứng dụng tâm lý trong quản lý – kinh doanh
  • Kỹ năng tư vấn – tâm lý
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
  • Kỹ năng sử dụng tin học

Theo học ngành Tâm lý học tại Đại học Đông Á, sinh viên được khuyến khích bồi đắp kiến thức, tăng cường trải nghiệm để có tư duy nhạy bén trong việc xử lý các tình huống thực tế. Với tầm nhìn rộng mở và nhân văn, chương trình đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học của Đại học Đông Á sẽ giúp các bạn sinh viên có được nền tảng kiến thức về tâm lý học, hành vi con người và xã hội. Từ đó các bạn sẵn sàng đảm nhận nhiều công việc khác nhau khi ra trường.

Trên đây là một số thông tin về tâm lý học lâm sàng. Mong rằng với những thông tin còn hạn chế này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về TLHLS và những ứng dụng của TLHLS trong các lĩnh vực.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University