Ngành Công nghệ thực phẩm là một ngành gắn liền với cuộc sống và sức khỏe của con người. Cùng Đại Học Đông Á học từ vựng tiếng anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm để hiểu rõ hơn về sự liên quan của chúng tới đời sống của chúng ta như thế nào nhé!
Khái niệm ngành công nghệ thực phẩm
Từ tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm là Food Technology. Đây là ngành học trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến thực phẩm. Nhằm mục đích ứng dụng chúng vào việc phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Không chỉ có vậy, người học còn được đào tạo các kiến thức về quy trình chế biến vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất, đánh giá, phân tích chất lượng sản phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hay hiểu một cách đơn giản thì đây là ngành học đào tạo các kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu chất lượng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, sản xuất và nâng cao các giá trị của sản phẩm. Họ chính là nguồn nhân lực cốt lõi mà thị trường lao động hiện nay đang cần đến.
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm bạn nên biết
Ngành công nghệ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, bởi ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người mỗi ngày. Chính vì vậy mà triển vọng nghề nghiệp của ngành này trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. Để có thể phát triển và nắm bắt tốt các cơ hội việc làm cho bản thân, bạn phải rèn luyện và trau dồi trình độ tiếng Anh của mình ngay từ hôm nay.
Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:
- Additive: Chất phụ gia thực phẩm
- Aeration: Thiết bị sục tạo khí bọt
- Ambient temperature: Nhiệt độ bình thường 20-25ºC
- Anaerobic: Không cần oxy
- Analysis of brief/task: Phá vỡ cấu trúc
- Annotation: thêm chú thích
- Antioxidant: chất chống sư oxy hóa
- Antibacterial: Chất tiêu diệt vi khuẩn
- Aseptic packaging: phương pháp bảo quản thực phẩm không dùng chất bảo quản
- Attributes: đặc tính của thực phẩm
- Bacteria: vi khuẩn
- Balanced diet: chế độ ăn uống khoa học
- Biodegradable: bị phá hủy do vi khuẩn
- Bland: thiếu vị
- Calcium: canxi
- Calorie: năng lượng
- Caramelisation: Quá trình thay đổi màu sắc của đường trắng
- Carbohydrate: năng lượng chính của cơ thể
- Clostridium: ngộ độc do vi khuẩn
- Coeliac disease: Bệnh coeliac
- Cook-Chill: phương pháp nấu chín thực phẩm – làm lạnh nhanh chóng
- Colloidal structure: cấu trúc dạng keo
- Consistency: sản phẩm đều như nhau
- Consistent: tính nhất quán
- Contaminate: làm hỏng
- Cross contamination: nhiễm chéo
- Cryogenic freezing: đông lạnh
- Danger zone: vùng nguy hiểm
- Date marking: ngày sản xuất
- Descending giảm dần
- Descriptors: mô tả
- Design task: nhiệm vụ thiết kế
- Design criteria: tiêu chuẩn thiết kế
- Deteriorate: mất đi độ tươi của sản phẩm
- Dextrinisation: tinh bột chuyển thành đường
- Diverticular Disease: bệnh thiếu chất xơ
- Eatwell plate: chế độ ăn uống lành mạnh
- Emulsifier: chất nhũ hóa
- Enrobing: phủ, tráng ngoài
- Evaluation: đánh giá
- Fair testing: thử nghiệm
- Fermentation: lên men
- Fibre: chất xơ
- Finishing: hoàn thành
- Flavour enhancers: chất hỗ trợ
- Foams: bọt
- Food spoilage: thực phẩm hỏng
- Gelatinisation: sự gelatin hóa
- Gels: chất tạo keo
- Gluten: protein found in flour
- Hermetically: bịt kín
- Impermeable: không thấm nước
- Irradiation: chiếu xạ
- Iron: sắt
- Landfill sites: hố chôn rác thải
- Lard: mỡ lợn
- Making skills: kỹ năng sản xuất thực phẩm
- Market research: nghiên cứu thị trường
- Net weight: trọng lượng tịnh
- Nutrient: dinh dưỡng
- Nutritional analysis: phân tích dinh dưỡng
- Nutritional content: hàm lượng dinh dưỡng
- Nutritional labelling: nhãn dinh dưỡng
- Obesity: béo phì
- Organic food: thực phẩm hữu cơ
- Fertilizers: phân bón
- Organoleptic: thực phẩm hữu cơ
- Pathogenic: tác nhân gây bệnh
- Pathogens: vi khuẩn gây bệnh
- pH: độ pH
- Preservative: chất bảo quản
- Product Analysis: phân tích sản phẩm
- Quality Assurance: đảm bảo chất lượng
- Quality Control: kiểm soát chất lượng
- Questionnaire: bảng câu hỏi
- Ranking test: kiểm tra thứ hạng
- Rating test: kiểm tra đánh giá
- Sample: mẫu sản phẩm
- Shelf life: hạn sử dụng
- Shortening: rút ngắn
- Solution: giải pháp
- Staple food:
- Sterilisation: khử trùng
- Suspensions: kết cấu vững chắc trong chất lỏng
- Sustainability: tính bền vững
- Symptoms: biểu tượng
- Tampering: giả mạo
- Textured vegetable protein: protein thực vật
- Ultra Heat Treatment (UHT): điều trị siêu nhiệt
- Vacuum packaging: đóng gói hút chân không
- Vegetarians: người ăn chay
Trên đây là một số từ vựng ngành công nghệ thực phẩm phổ biến nhất. Lưu lại để có thể sử dụng khi cần thiết nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Từ điển tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thực phẩm
Bên cạnh các từ vựng chuyên ngành thực phẩm kể trên để có thể trau dồi thêm nhiều từ vựng hơn nữa, bạn có thể tham khảo các từ điển chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Từ điển chính là công cụ giúp bạn bổ sung vốn từ vựng mới một cách nhanh chóng nhất. Khi gặp bất cứ một từ nào khó hoặc muốn biết nghĩa của chúng bạn có thể sử dụng ngay từ điển để tra cứu.
Bạn có thể tham khảo từ điển tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm Anh – Việt và từ điển công nghệ thực phẩm Việt – Anh. Mỗi cuốn từ điển sẽ có khoảng 20.000 từ, thuật ngữ thuộc các lĩnh vực liên quan đa dạng và phong phú để bạn tham khảo và học tập.
Từ điển tiếng Anh sẽ góp phần giúp bạn phát triển tốt các kỹ năng tiếng Anh của mình, đặc biệt là cung cấp các từ vựng chuyên ngành thực phẩm nhanh chóng. Giúp ghi nhớ các từ mới hiệu quả và áp dụng trong những trường hợp thực tế dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm học công nghệ thực phẩm ra trường làm gì
Trong thời đại hội nhập quốc tế, tiếng Anh đã và đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Để có thể hội nhập, phát triển và nắm bắt nhiều cơ hội việc làm bắt buộc bạn cần có kỹ năng tiếng Anh tốt. Đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm nếu đang có định hướng theo đuổi ngành nghề này trong tương lai. Chúc bạn học tập tốt và mau sớm thành công nhé!
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Đông Á, đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm, ngành Nông nghiệp Công nghệ Cao. Thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa chú trọng trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết vững chắc và kỹ năng thực hành giỏi. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí quản lý, kỹ sư, kiểm định viên trong các nhà máy chế biến thực phẩm, các công ty nông sản và nhiều tổ chức khác.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, Khoa Thực Phẩm cam kết mang lại môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, giúp họ phát triển toàn diện và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.