• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Các học thuyết quản trị nhân lực mà bạn không nên bỏ qua!

Nếu bạn đang làm việc, theo học hoặc tìm hiểu về ngành quản trị nhân lực thì không thể bỏ qua các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây nổi tiếng dưới đây. Cùng đại học Đông Á khám phá những điều thú vị của các học thuyết này nhé.

Học thuyết X – Một trong các học thuyết quản trị nhân lực nổi tiếng

Thuyết X là một trong 3 học thuyết quản trị nhân lực phương tây được rất nhiều người biết đến . Học thuyết này được khởi xướng vào thập niên 1960 bởi Douglas McGregor (Trường Quản trị Sloan của MIT).

Học thuyết X là kết quả của những tổng hợp các lý thuyết quản lý nhân sự được áp dụng trong các doanh nghiệp Phương Tây thời bấy giờ.

Học thuyết X đã đưa ra những giả thiết có thiên hướng khá tiêu cực về con người như sau:

  • Bản tính của con người là rất lười biếng và không thích làm việc.
  • Con người thường thiếu chí tiến thủ, không dám chịu trách nhiệm và cam chịu sự lãnh đạo của người khác
  • Con người coi mình là “cái rốn” của vũ trụ, không đặt lợi ích tổ chức lên trước lợi ích cá nhân.
  • Luôn chống lại sự đổi mới sáng tạo.
  • Con người không chịu thay đổi, dễ bị dụ dỗ lôi kéo và dễ bị lừa đảo, đánh lừa.
Thuyết X là một trong các học thuyết quản trị nhân lực phương tây được rất nhiều người biết đến
Thuyết X là một trong 3 học thuyết quản trị nhân lực phương tây được rất nhiều người biết đến

Học thuyết X cung cấp  các phương pháp lý luận truyền thống bao gồm:

  • “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt nhân sự;
  • “Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng nhân sự;
  •  “Quản lý nghiêm khắc và công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng đối với nhân sự.

Ngoài ra, học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau:

  • Nhà quản trị nhân sự phải chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu, hiệu quả về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.
  • Đối với nhân viên, nhà quản trị cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu phát triển của của tổ chức.
  • Sử dụng các biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.

Nội dung học thuyết

Học thuyết quản trị nhân lực Phương Tây này có nội dung gì? Cùng tham khảo những thông tin được tổng hợp ngay dưới đây nhé.

Học thuyết này là lý thuyết máy móc và thiên hướng tiêu cực về con người và hành vi con người. Nội dung của nó cho rằng con người bản chất không thích làm việc và luôn trốn tránh khi có thể. Do đó, nhà quản trị cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và trừng phạt khi họ không làm việc để nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc. Học thuyết X còn cho rằng: Con người thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát mới làm việc tốt.

Có thể thấy, các nhà quản lý theo học thuyết X thường có cách hành xử tiêu cực và cực đoan. Khi xảy ra một vấn đề nào đó trong công việc thì học thường quy trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho ai đó. Theo quan điểm của họ người lao động chỉ làm việc vì bản thân và chỉ bị tác động bởi tiền. Như vậy, trong mọi tình huống, người lao động sẽ bị quy trách nhiệm. Chính vì quan điểm đó mà các nguyên nhân thuộc về khách quan như lỗi hệ thống, chính sách, do thiếu đào tạo… thường bị bỏ qua hoặc  xử lý không đúng mức cần thiết.

Một đặc điểm nữa của các nhà quản lý theo Thuyết X là họ không tin tưởng bất kỳ ai. Họ chỉ tin vào các hệ thống giám sát chặt chẽ và có tính máy móc. Họ tin vào sức mạnh của kỷ luật trong công việc.

Ứng dụng của học thuyết X

  • Hiện nay, học thuyết X vẫn được đánh giá là đúng trong nhiều trường hợp.
  • Đặc biệt học thuyết phát huy những ưu điểm khi ứng dụng vào các ngành sản xuất, dịch vụ.
  • Tuy nhiên, xét trên thực tế thì dường như không có kết quả đúng 100% về Thuyết X. Nhưng thuyết này luôn là một thuyết kinh điển, không thể bỏ qua để đào tạo và huấn luyện về quản trị nhân sự trong tất cả các trường lớp.
  • Thuyết này cũng giúp nhiều nhà quản lý có thể nhìn nhận lại bản thân mình để chỉnh sửa hành vi sao cho phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Học thuyết Y

Học thuyết y trong quản trị nhân lực là một lý thuyết về quản trị nhân sự (OB) xuất hiện vào thập niên 1960 bởi  Douglas McGregor (Trường Quản trị Sloan của MIT) cùng với Thuyết X và Thuyết Z.

Đây là một trong các học thuyết về quản trị nhân sự được coi là học thuyết “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực từ việc nhìn nhận sai lầm trong học thuyết X.

Một số giả thiết mà học thuyết Y đã đưa ra về bản chất con người, đó là:

  • Con người nói chung không có bản tính bẩm sinh là lười nhác. Lao động trí óc hay lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là một trong những hiện tượng của con người.
  • Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất nhằm thúc đẩy con người thực hiện những mục tiêu của tổ chức.
  • Con người sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.

Với cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết này đặt ra các phương thức quản trị nhân lực như sau:

  • Áp dụng nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.
  • Những biện pháp quản trị được áp dụng đối với người lao động nhất định phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại”.
  • Khuyến khích nhân viên tự điều khiển việc thực hiện những mục tiêu của họ. Thúc đẩy nhân viên tự đánh giá thành tích của họ.
  • Nhà quản trị nhân sự và nhân viên phải có sự ảnh hưởng lẫn nhau.

Nội dung học thuyết Y

Cùng tìm hiểu nội dung của học thuyết Y có những gì thú vị nhé!

  • Đây là những lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người cũng như hành vi con người.
  • Con người có bản chất thích làm việc và không có sự trốn tránh khi có thể.
  • Con người thường làm việc theo nhóm thích tự định hướng và làm chủ.
  • Con người sẽ gắn với nhóm nếu như họ đạt được những thỏa mãn cá nhân.
  • Con người muốn và có thể học cách gánh vác trách nhiệm.
  • Tài năng con người luôn có sự tiềm ẩn, nhưng cần biết khơi dậy.
  • Người quản trị nhân sự không cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và không đánh giá cao việc trừng phạt khi họ không làm việc.
  • Con người không thích bị kiểm soát, họ làm việc tốt hơn nếu không bị kiểm soát.

Ứng dụng của học thuyết Y

Ứng dụng của học thuyết Y đúng trong nhiều trường hợp. Những công ty sử dụng người lao động có trình độ cao và làm công việc có nhiều tính sáng tạo như Apple, Microsoft, Google… đều vận dụng thuyết này và cố gắng tạo ra những môi trường làm việc tự do và lý tưởng nhất.

Học thuyết Z – Một trong các học thuyết quản trị nhân lực

Học thuyết Z là một trong các học thuyết về quản trị nhân lực được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước. Học thuyết Z trong quản trị nhân lực được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận.

Học thuyết Z có những quan điểm chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty, doanh nghiệp bằng cách tạo ra sự an tâm và mãn nguyện cho người lao động cả trong và ngoài khi làm việc.

Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần cho người lao động để đạt được những năng suất chất lượng trong công việc.

Học thuyết Z là một trong các học thuyết về quản trị nhân lực được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước
Học thuyết Z là một trong các học thuyết về quản trị nhân lực được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước

Nội dung học thuyết Z

  • Chế độ làm việc suốt đời dành cho nhân viên
  • Chú trọng đến trách nhiệm cá nhân
  • Đo đếm, đánh giá chi li, rõ ràng tuy nhiên với biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.
  • Đưa ra các quyết định tập thể.
  • Thực hiện đánh giá và đề bạt một cách thận trọng, kỹ lưỡng.
  • Doanh nghiệp cần quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả đối với gia đình họ.

Ứng dụng của học thuyết Z

Học thuyết này được rất nhiều công ty Nhật ủng hộ và ứng dụng. Với học thuyết này, nhiều công ty Nhật đã có những thành công vượt bậc và khiến Nhật trở thành cường quốc.

Các công ty Âu Mỹ sau đó cũng đã phải nhìn nhận lại vấn đề, họ ứng dụng học thuyết Z này và tìm cách ứng dụng để cạnh tranh lại với các tập đoàn của Nhật.

Tổng quan về 3 học thuyết

Nếu đem so sánh các học thuyết quản trị nhân lực này với nhau thì chúng ta có thể thấy được học thuyết sau là chính là sự khắc phục những hạn chế của học thuyết trước.

Thuyết X có những đánh giá thiên hướng tiêu cực về con người nhưng lại đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ.

Học thuyết Y đưa ra những nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng có cách quản lý linh động/

Thuyết Z mặc dù có nhược điểm là tạo sức ỳ cho nhân viên nhưng nó cũng đưa ra phương pháp hiệu quả dẫn đến sự thành công cho công ty.

So sánh học thuyết quản trị nhân sự Phương Đông với Phương Tây

Điểm giống: Các học thuyết quản trị nhân lực này đều xoay quanh việc điều chỉnh hành vi của con người, lấy con người là trọng tâm. Mỗi học thuyết đều có những phân tích để “nhìn rõ” bản chất con người và đề xuất những phương pháp điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, các học thuyết đều cố gắng tạo ra sự công bằng trong đánh giá, xử phạt, bằng các hệ thống chính sách khen thưởng và kỷ luật của mình.

Điểm khác: Học thuyết Phương Tây thường lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu trong khi các học thuyết quản trị nhân sự phương Đông thì đề cao “Đức” và “Tâm” của con người.

Xem thêm: ngành quản trị nhân lực ra trường làm gì?

Trên đây là những thông tin đánh giá về các học thuyết quản trị nhân lực. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về vấn đề này. Nếu bạn đang tìm kiếm môi trường học tập ngành quản trị nhân lực thì hãy tham khảo chương trình học tại Đại  học Đông Á ngay nhé. Chương trình học chất lượng cùng với đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn chắc chắn sẽ giúp bạn chinh phục thành công ước mơ theo đuổi ngành học hấp dẫn này.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University