Điểm liệt là điều không thể tránh khỏi sau khi công bố kết quả thi THPT hàng năm. Tuy nhiên điều khiến chúng ta lo lắng nhất chính là tỷ lệ thí sinh bị điểm liệt môn văn đang ngày càng tăng. Cùng tìm hiểu ngay những lý do trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Lý do khiến điểm liệt môn văn tăng cao
Trước tình trạng tỷ lệ thí sinh bị điểm liệt môn văn đang ngày càng tăng, đã có nhiều bài viết mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nhưng có lẽ cái cần thiết nhất ở thời điểm hiện tại chính là chúng ta cần ngồi lại xem xét nguyên nhân do đâu mà các thí sinh bị điểm liệt môn ngữ văn? Trên cơ sở đó, đề ra những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những tình trạng như trên đồng thời để rút ra kinh nghiệm và cải thiện kết quả thi môn văn ở các năm tới.
Theo nhiều giám khảo chấm thi, các bài thi môn ngữ văn bị dính điểm liệt đa phần là các bạn không viết gì vào bài thi và để giấy trắng hoặc đã làm nhưng lại bị lạc đề, nội dung câu trả lời kém, sai kiến thức.
Vậy vấn đề đặt ra ngay lúc này là làm thế nào để khắc phục hiện trạng đó trong các năm học tiếp theo? Bạn hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này trong nội dung tiếp theo nhé.
Cách chống điểm liệt môn văn
Nhằm cải thiện kết quả thi môn văn trong kỳ thi THPT, trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng xin chia sẻ một số cách chống điểm liệt môn văn như sau:
Loại bỏ tâm lý chủ quan, học lệch, học tủ
Là một trong những ngôi trường có quy mô và uy tín lâu năm nơi hội tụ nhiều đội ngũ giảng viên, chuyên gia hàng đầu hiện nay. Đại học Đông Á nhận thấy một lý do rõ rệt nhất của việc thí sinh bị điểm liệt văn chính là các thí sinh bước vào phòng thi và không có một chút kiến thức gì về môn văn. Các bạn luôn mang trong mình một tâm lý chung rằng làm bài thi môn văn chỉ cần chém gió, viết càng dài càng tốt hoặc chỉ cần có nội dung trong bài thi là đã có điểm và sẽ không bị dính điểm liệt.
Sở dĩ có tình trạng đó là do học sinh bị học lệch trong nhiều năm qua. Điều này còn hiện hữu ở suy nghĩ của phụ huynh nên hầu như các em chỉ học mang tính chất đối phó. Chính vì những suy nghĩ như vậy đã khiến không ít thí sinh gặp phải trường hợp dở khóc dở cười chính là học sinh dư điểm để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng nhưng lại bị rớt tốt nghiệp vì dính điểm liệt môn ngữ văn.
Một lý do thứ hai chính là tình trạng học tủ, điều đó có nghĩa học sinh luôn mang trong mình tâm lý, đề này năm trước ra rồi thì năm nay sẽ không ra nữa, loại bỏ và không học. Đó cũng chính là suy nghĩ sai lầm và dẫn đến nhiều trường hợp “trật tủ” hoặc bị “tủ đè”.
Chính vì vậy, giải quyết vấn đề này, học sinh cần:
- Khắc phục tâm lý xem thường môn văn, học lệch.
- Từ bỏ thói quen học đối phó, thụ động, chây lười.
- Chấm dứt tình trạng học tủ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Học tập nghiêm túc
Với một tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay, đó chính là lý do giải thích vì sao học sinh lại có xu hướng nghiêng về ngoại ngữ, tin học và các môn tự nhiên. Và các bạn học sinh thường bỏ bê học tập môn ngữ văn bởi các em nghĩ rằng nếu thi theo khối A thì không nên bận tâm vào môn ngữ văn. Tuy nhiên thực tế cho thấy môn ngữ văn không chỉ giúp các bạn thành thạo tiếng mẹ đẻ mà còn góp phần rất lớn vào nhân cách sống đồng thời bồi đắp tâm hồn và trí tuệ cho học sinh hiện nay. Chính vì vậy, hãy xác định thái độ học tập môn văn một cách nghiêm túc, chủ động và tích cực hơn.
Cần cải cách khâu dạy – học – thi
Một trong những lý do khiến học sinh học đối phó, chán nản với môn văn chính là bởi sự kém hấp dẫn trong chương trình học môn văn ở bậc phổ thông.
Về mặt chất lượng, giáo viên nên nhìn nhận lại đầu vào của ngành sư phạm văn ở các trường Đại học, Cao đẳng trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học của giáo viên vẫn còn đang lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay chính vì vậy đội ngũ giáo viên các cấp cần được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng những tiêu chí, yêu cầu trong thời đại mới. Từ đó cải cách khâu dạy-học-thi để hạn chế điểm liệt môn văn.
Đôi điều lưu ý khi làm bài thi
Đối với môn ngữ văn, thí sinh sẽ có thời gian 120 phút để làm bài. Chính vì vậy cần phân bổ thời gian hợp lý, làm bài hiệu quả để không bị điểm liệt văn.
- Phần Đọc – hiểu (3 điểm): Chỉ nên làm trong 20-30 phút. Học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong tiếng Việt về từ, câu văn bản cũng như cá thể thơ, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, tóm tắt văn bản….
- Câu nghị luận xã hội (2 điểm): Làm trong khoảng thời gian 30 phút. Học sinh cần nắm rõ kết cầu của một bài văn nghị luận xã hội. Thường xuyên cập nhật tin tức và theo dõi thời sự để biệt những vấn đề mà xã hội quan tâm hiện nay là gì?
- Câu nghị luận văn học (5 điểm): Làm trong khoảng 50 phút: Học sinh cần nắm được những vấn đề cơ bản trong từng tác phẩm trọng tâm trong chương trình học như: Tiểu sử của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, những chủ đề chính được đề cập đến, hình tượng nghệ thuật, nhân vật trung tâm trong tác phẩm và phong cách sáng tác của nhà văn như thế nào…
Nếu có cách phân chia thời gian hợp lý như trên và nỗ lực học tập để nắm được những kiến thức cơ bản, tôi tin chắc rằng bạn sẽ không bao giờ bị ám ảnh bởi điểm liệt văn.
Từ những thông tin bài viết được trường Đại học Đông Á chia sẻ trên đây chắc hẳn đã phần nào giúp bạn hiểu được thực trạng điểm liệt môn văn hiện nay. Hy vọng nội dung bài viết còn giúp các bạn học sinh đang đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT có thêm kinh nghiệm học tập, thi cử để đạt kết quả cao nhất nhé. Chúc bạn sẽ vượt qua kỳ thi với số điểm như mong muốn.
Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á: Cung cấp thông tin tuyển sinh và định hướng ngành học phù hợp với thí sinh và xu hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Với đội ngũ chuyên gia và giảng viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đón nhận hơn 3000 sinh viên mới mỗi năm.